Skip to main content

Copywriter là gì? Phân biệt Copywriter và Content writer

Copywriter là gì? Công việc của copywriter khác gì so với Content Writer mà chúng ta đã biết? Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về công việc của một Copywriter, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nghề và có thể phân biệt được Copywriter và Content Writer.

tìm hiểu copywriter là gì
Copywriter làm công việc gì?

Copywriter là gì?

Copywriter theo tiếng Việt nghĩa là người viết nội dung quảng cáo. Công việc chính của họ là viết các văn bản, nội dung cho quảng cáo, tiếp thị hoặc chiến dịch marketing. Họ chịu trách nhiệm sáng tạo ra các nội dung ở nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh… với mục đích quảng bá sản phẩm, thường hiệu đến công chúng, thúc đẩy tăng trưởng doanh số hay chuyển đổi tỉ lệ bán hàng cho doanh nghiệp.

>>> Xem ngay Việc làm copywriter lương cao

Kỹ năng cần có của một Copywriter là gì?

Đam mê về thông tin

Để trở thành một copywriter, bạn cần hiểu biết đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ hoặc đối tượng mà bạn đang viết. Việc giải thích và xác định chúng đòi hỏi một quá trình liên tục tìm hiểu xu hướng thị trường và phát triển kiến thức về viết nội dung quảng cáo. Copywriter cần nhớ rằng sáng tạo nội dung truyền tải thông điệp của khách hàng. Hiểu những gì khách hàng của bạn cần, mong muốn và sở thích của họ là gì để kích thích sự tin tưởng và xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ.

Người viết quảng cáo khó tránh khỏi cảm giác nhàm chán khi tìm kiếm những tài liệu dày đặc chữ. Khi bạn đã đi theo con đường này, bạn cần biết cách biến thử thách thành niềm yêu thích như là một thói quen hàng ngày.

Có khả năng viết lách tốt

Khi có ai đó hỏi rằng kỹ năng quan trọng nhất của một Copywriter là gì? Đó chính là khả năng viết lách phải cực tốt. Kỹ năng này giống như vũ khí bí mật cuối cùng của một copywriter. Sản phẩm chính của copywriter là nội dung hoặc bài báo quảng cáo. Nếu không có khả năng sử dụng từ ngữ tốt thì không có chỗ đứng trong ngành.

Thành thạo những kỹ năng cơ bản nhất như viết, câu từ, dấu câu, và ngữ pháp luôn là yếu tố độc đáo của copywriter. Khả năng “lắp ráp” các từ có thể được phát triển thông qua việc viết hàng ngày và đọc thường xuyên. Phong cách đa dạng và phong phú giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với các hình thức quảng cáo và thị trường khác nhau.

một copywriter cần có khả năng viết lách tốt
Copywriter cần có khả năng viết lách tốt

Khả năng sáng tạo

Sáng tạo có nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu đơn giản là phá bỏ những giới hạn cũ để tìm ra những cái mới, táo bạo, khác biệt mà vẫn giữ được tính hữu dụng, không bị gò bó bởi những phụ thuộc hiện có.

Có nhiều cách hiểu về sự sáng tạo, nhưng rất dễ để nhận ra. Khi bạn đọc một bài báo, bạn ngay lập tức nhận ra nó. Thành thật mà nói, không phải tất cả các sản phẩm của copywriter luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Copywriter có thể kết hợp các chi tiết sáng tạo tùy thuộc vào mục đích của sản phẩm. Copywriter sáng tạo luôn biết cách tìm ra hướng đi khác, bất chấp những vấn cái cũ. Sự khác biệt được thể hiện rõ ràng qua “Cách chơi từ”. Không khó để nhận định rằng những người sáng tạo có xu hướng làm việc chuyên nghiệp hơn và đạt được thành công nhanh hơn. Hiểu được nghệ thuật bán hàng từ chính công việc copywriter là gì, bạn chắc chắn sẽ thành công.

Hiểu được nghệ thuật bán hàng

Sáng tạo nội dung quảng cáo cũng được gọi là bán hàng. Khi bạn kinh doanh nó để kiếm tiền, thì cũng được coi là một hình thức mua và bán. Bạn không tạo ra sản phẩm mới để bán. Nếu bạn làm việc cho một công ty hoặc tổ chức cũng được goin là bán hàng. Hàng hóa bạn bán ở đây là sức lao động của chính bạn. Khi nói đến copywriter, họ sử dụng khả năng viết lách của mình để tìm việc làm và kiếm tiền.

Để bán được giá cao hoặc bán được liên tục, bạn cần kết hợp đúng đắn giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ của mình. Hiểu rõ về những yếu tố này sẽ giúp bạn hiểu được nghệ thuật bán hàng của mình là gì.

>>> Tuyển dụng Assistant Brand Manager lương cao

Sử dụng thành thạo vi tính

copywriter cần sử dụng máy tính thành thạo
Sử dụng máy tính thành thạo là điều bắt buộc cần có

Trong thời đại công nghiệp ngày nay, việc sử dụng máy tính thành thạo là một kỹ năng cần thiết đối với copywriter. Phác thảo bất kỳ ý tưởng nào, trao đổi công việc kinh doanh hay hoàn thành sản phẩm cũng cần có máy tính.

Copywriter ít nhất cần biết cách soạn thảo văn bản (Microsoft Word), kiểm tra email, tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet và liên hệ với các trang mạng xã hội để tạo quảng cáo.

Phân loại Copywriter

Phân theo tính chất công việc

Creative/ Advertising Copywriter

Vị trí công việc của một Creative/ Advertising Copywriter trái ngược với dạng copywriter quảng cáo cổ điển. Ở vị trí này, bạn không phải viết nhiều, chủ yếu là viết slogan, tagline, concept và storyboard. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng với nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm hiểu đúng tâm lý con người cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Hiện tại, một số công ty gọi vị trí này là Creative.

Sale Letter Copywriter

Đây là hình thức copywriter truyền thống nhất, công việc chính là viết thư để quảng bá sản phẩm (thư chào hàng) hoặc nội dung trang web dài (trang bán hàng), thông cáo báo chí. Công việc này yêu cầu khả năng viết văn bản tốt và nội dung chất lượng cao, với ngôn ngữ phong phú, cách viết nhất quán và hấp dẫn từ đầu đến cuối.

Digital copywriter

Digital Copywriter là những người sáng tạo nội dung với những từ ngữ phù hợp trong các công cụ digital (biểu ngữ hiển thị, email,…) và tăng tỷ lệ chuyển đổi ở tất cả các giai đoạn của chiến dịch quảng cáo / tiếp thị trực tuyến của công ty.

phân loại công việc của copywriter là gì

Technical copywriter

Technical Copywriter là những người viết quảng cáo trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Vị trí này yêu cầu kiến thức chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật, xe cộ và hơn thế nữa. Các bài viết của họ thường có sức ảnh hưởng lớn và viết các bài PR giới thiệu, đánh giá sản phẩm.

SEO copywriter

SEO copywriter là người chuyên tập trung vào viết các nội dung bao gồm các keyword, vị trí đặt keyword để giúp bài viết tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và website chứa bài viết đó.

Publisher/Content Copywriter

Publisher / Content copywriter là những kênh quảng bá nội dung, tin tức và sản phẩm. Thông thường, họ có sức ảnh hưởng lớn và có sẵn một lượng độc giả trung thành. Nội dung của họ tương đối đa dạng, bao gồm các bài viết PR, quảng cáo và các bài blog. Vì vậy, vị trí này cần có trình độ tay nghề cao, bài viết chất lượng cao để người đọc dễ dàng tiếp cận.

Phân theo nơi làm việc

Agency copywriter

Agency copywriter là những người sáng tạo nội dung tại các agency quảng cáo. Họ cung cấp ý tưởng, từ ngữ và tạo nội dung quảng cáo, khẩu hiệu, tiêu đề, dòng giới thiệu, danh mục và hơn thế nữa. Nếu bạn làm việc cho một agency, bạn có cơ hội làm việc với một nhóm rất sáng tạo và tài năng để thực hiện một chiến dịch cho các khách hàng lớn.

Corporate Copywriter

Là người sáng tạo nội dung làm việc toàn thời gian tại một công ty, không phải là agency. Nội dung được tạo cho một hoặc nhiều thương hiệu thuộc công ty đó. Vị trí này thường được gọi là content marketing. Nhìn chung, bản chất công việc tại đây là nếu công ty cần thứ gì đó liên quan đến chữ thì bạn phụ trách phần viết.

công việc của copywriter là gì

Freelance Copywriter

Là những copywriter tự do và thường chỉ chịu trách nhiệm về dự án. Là một copywriter tự do, bạn chọn một khách hàng, chọn dự án bạn muốn làm và chủ động trong mọi việc.

Phân biệt Copywriter và Content writer

Sự khác biệt rõ nhất giữa hai công việc này đó chính là mục đích viết của họ. Nếu như copywriter là những người sáng tạo nội dung để quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm thì content writer lại là người viết nội dung để giữ chân khách hàng cũng như tương tác trên website của thương hiệu.

Content writer tạo ra nội dung có giá trị cho các mục đích cụ thể như kinh doanh, tiếp thị hoặc thương mại. Loại nội dung này được sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng và định hướng họ về các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu. Điều này được thực hiện thông qua các kênh phân phối chung như blog và báo chí. Content writer tập trung vào việc thu hút khách hàng chứ không phải bán hàng.

Trong khi đó, copywriter sáng tạo các nội dung trực tiếp về thương hiệu, sản phẩm. Họ tập trung vào việc tiếp thị để bán hàng, tăng doanh số.

Copywriter hiện đang là việc làm rất hot trong thời điểm này. Tuy nhiên để kiếm được việc làm tại các agency thì lại không hề dễ dàng. Nếu bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm nhưng lại tự tin vào khả năng sáng tạo, hãy bắt đầu từ công cuộc thực tập tại agency trước. Từ đó leo lên copywriter rồi chuyển sang Planner. Hy vọng bài viết này giải đáp được câu hỏi copywriter là gì? Công việc và sự khác biệt so với content writer ra sao.

Bài viết liên quan:

việc làm marketing tại freeC

Bài viết Copywriter là gì? Phân biệt Copywriter và Content writer đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/copywriter-la-gi/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=copywriter-la-gi

Comments

Popular posts from this blog

6 Cách Biến Ứng Viên Bị Từ Chối Thành Đại Sứ Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng

Từ chối ứng viên một cách khéo léo không chỉ là một điều nên làm, mà đó còn là một phương thức để xây dựng thương hiệu tuyển dụng của công ty anh/chị. Tỷ lệ bị từ chối của các ứng viên khá cao, dừng bỏ lỡ bơ hội này để biến họ trở thành những đại sứ tuyển dụng thương hiệu của mình! Tại sao bạn nên xem xét lại cách bạn từ chối ứng viên? Anh/chị nhận được bao nhiêu hồ sơ đăng ký ứng tuyển cho vị trí gần nhất tại công ty của mình? Và anh/chị đã từ chối bao nhiêu trong số họ? Ngạc nhiên chưa? Tất cả đều được thu hút bởi thương hiệu nhà tuyển dụng và háo hức muốn làm việc cho công ty của anh/chị. Khi họ bị từ chối, ở mức độ nhẹ nhất, họ chỉ là hơi thất vọng và trung lập với thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn. Những ứng viên sẽ để lại nhận xét tích cực trên trang web hoặc hội nhóm review công ty trên mạng bất kỳ nào, kể về cuộc phỏng vấn tốt nhất mà họ từng có và thậm chí viết 1 bài trên social về trải nghiệm này? Đúng vậy, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và đây là một công việc đáng

Tips để giữ mối quan hệ với ứng viên trong thời điểm cuối năm

Khi những ngày cuối năm đang đến gần, mỗi nhà tuyển dụng đều biết rằng đây không chỉ là thời điểm để hoàn thành mục tiêu tuyển dụng, mà còn là cơ hội để củng cố mối quan hệ với những ứng viên tiềm năng. Dưới đây, freeC Asia có những mẹo hay giúp anh/chị duy trì và thắt chặt mối liên kết này. Thường xuyên giao tiếp Trong giai đoạn kết thúc năm, anh/chị nên tăng cường việc liên lạc với ứng viên một cách chuyên nghiệp. Sử dụng các phương tiện như tin nhắn, email hoặc cuộc gọi ngắn để không chỉ cập nhật về quá trình tuyển dụng mà còn để chia sẻ và thảo luận về kỳ vọng và kế hoạch cho năm mới của họ. Hành động này không chỉ thể hiện sự quan tâm đối với quá trình tuyển dụng mà còn là cơ hội để thảo luận với ứng viên về những dự định và mong đợi cá nhân của họ trong tương lai. Việc thể hiện sự quan tâm này là một cách để tôn trọng và đánh giá cao ứng viên, không chỉ trong bối cảnh nghề nghiệp mà còn trong việc hỗ trợ sự phát triển cá nhân của mình. Nguồn ảnh: Freepik Gặp gỡ trực

Cách tạo bài đăng tuyển dụng không mang tính định kiến cá nhân

Trên thế giới hiện nay, các công ty đang tăng cường nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc mang tính đa dạng và toàn diện. Hầu hết chúng dường như đang tập trung vào việc truyền đạt sự quan trọng của tính toàn diện trên trang web, các kênh truyền thông xã hội và đôi khi là các video nói về văn hóa công sở trong các quảng cáo việc làm. Tuy nhiên, không nhiều công ty biết rằng cách bạn viết và truyền tải các bài đăng tuyển dụng cũng là một yếu tố quan trọng tương đương trong việc tạo ra môi trường làm việc toàn diện hơn. Vì nhiều người vẫn chưa nhận ra rằng bài đăng tuyển dụng là điểm tiếp xúc đầu tiên mà ứng viên có với công ty, việc quản lý để đại diện cho công ty của anh/chị một cách thành công và trung thực trong định dạng ngắn này là quan trọng hết sức. Vì lý do đó, bài viết dưới đây của freeC sẽ giải thích cách anh/chị có thể tạo một bài đăng tuyển dụng có tính bao quát và toàn diện nhất có thể, đảm bảo rằng anh/chị không bỏ sót một nhóm nhân tài nào một cách vô ý! Định kiến vô