Skip to main content

Tuyển dụng Trade Marketing và những điều cần biết về Trade Marketing

Trade marketing là gì? Những nhà tuyển dụng Trade Marketing yêu cầu ở ứng viên những kỹ năng và chuyên môn như thế nào? Hãy cùng freeC đi tìm hiểu tất tần tật thông tin về công việc của một Trade Marketing qua bài viết bên dưới.

Trade marketing là gì?

trade marketing là gì
Tìm hiểu công việc của một Trade Marketing

Trade marketing là người trung gian giữa Sales và Marketing. Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các hoạt động tổ chức, chiến lược và quảng bá thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán. Đặc biệt, bằng cách tối ưu hóa trải nghiệm của người mua (Buyer) và người bán lẻ (retailer) để đạt được lợi nhuận và doanh số bán hàng.

>>> Việc làm Trade Marketing tại các tập đoàn lớn

Công việc của một Trade Marketing

Tại các vị trí tuyển dụng Trade Marketing ở công ty lớn, các ứng viên sẽ phải đảm nhận khá nhiều công việc khác nhau cùng lúc:

  • Thu thập thông tin thị trường và điểm bán lẻ để phân tích và báo cáo về sự biến động của sản lượng bán, xu hướng mua và sử dụng cũng như các động thái trade marketing từ các đối thủ cạnh tranh.
  • Xây dựng và triển khai các chương trình trưng bày điểm bán, treo vật phẩm quảng cáo,… và các chương trình kích hoạt thương hiệu để đảm bảo sự hiện diện nổi bật của sản phẩm của Công ty (bắt mắt, dễ nhìn, dễ sử dụng) so với đối thủ cạnh tranh.
  • Theo dõi và đánh giá các hoạt động hiển thị và quảng cáo POSM để chúng được thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ.
  • Tương tác với các đơn vị kinh doanh và đơn vị nội bộ để thúc đẩy kết quả kinh doanh. Thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến Trade marketing.
công việc của tuyển dụng trade marketing

4 nhiệm vụ chính của Trade marketing

Phát triển và xây dựng các hệ thông phân phối:

  • Phát triển kênh phân phối: Việc mở rộng mạng lưới thương mại của công ty thông qua các địa bàn từ thành phố đến nông thôn, thành thị.
  • Chiết khấu thương mại – Làm việc với các đối tác để có thể bán sản phẩm dưới giá niêm yết đề xuất để họ có thể nhập sản phẩm của công ty.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Chương trình tạo động lực cho nhà phân phối bằng các chương trình khuyến mãi và quà tặng khi nhập hàng với số lượng lớn.
  • Sự kiện và Hội nghị: Đây là những sự kiện tri ân và khen thưởng cho phép nhóm bán hàng thiết lập mối quan hệ tốt với các đối tác phân phối bán hàng của công ty.

>>> Tìm việc làm nhanh hiệu quả và cực kỳ đơn giản

Phát triển chiến lược ngành hàng:

  • Chiến lược bao phủ và thâm nhập
  • Chiến lược danh mục sản phẩm
  • Chiến lược bao bì sản phẩm
  • Chiến lược giá thành

Kích hoạt bên trong cửa hàng để thúc đẩy khách hàng mua

Tương tác với bộ phận Sales để tăng doanh số của công ty

nhiệm vụ chính của trade marketing

Những kỹ năng mà nhà tuyển dụng Trade marketing yêu cầu

Để có thể đảm nhận tốt công việc Trade marketing, bạn cần có những kỹ năng cơ bản sau:

  • Có khả năng phân tích số liệu, tư duy chiến lược
  • Có khả năng giao tiếp, đàm phán với đối tác và các bộ phận khác
  • Am hiểu về thị trường kinh doanh, luôn cập nhật các thông tin mới nhất và thay đổi theo chiến lược phù hợp
  • Có sức khoẻ tốt để có thể di chuyển nhiều địa điểm bán hàng khác nhau

KPI đánh giá dành cho nhà tuyển dụng Trade Marketing

  • Hoàn thành công việc kinh doanh với số lương công ty cam kết
  • Số lượng nhà phân phối mới
  • Số lượng sự kiện tổ chức
  • Các chương trình tiếp thị sản phẩm
  • Chỉ số ROI
  • Danh tiếng thương hiệu
  • Số lượng khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm

Trên đây là tất cả những thông tin về vị trí Trade Marketing mà nhà tuyển dụng và ứng viên cần biết rõ. Vị trí Trade marketing đóng vai trò chủ chốt trong các doanh nghiệp lớn, đây cũng là vị trí có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai sắp tới. Hy vọng các ứng viên có thể tìm kiếm cho mình một công việc và môi trường làm việc phù hợp để có thể phát huy khả năng của mình.

Bài viết liên quan:

việc làm marketing

Bài viết Tuyển dụng Trade Marketing và những điều cần biết về Trade Marketing đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/tuyen-dung-trade-marketing/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tuyen-dung-trade-marketing

Comments

Popular posts from this blog

6 Cách Biến Ứng Viên Bị Từ Chối Thành Đại Sứ Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng

Từ chối ứng viên một cách khéo léo không chỉ là một điều nên làm, mà đó còn là một phương thức để xây dựng thương hiệu tuyển dụng của công ty anh/chị. Tỷ lệ bị từ chối của các ứng viên khá cao, dừng bỏ lỡ bơ hội này để biến họ trở thành những đại sứ tuyển dụng thương hiệu của mình! Tại sao bạn nên xem xét lại cách bạn từ chối ứng viên? Anh/chị nhận được bao nhiêu hồ sơ đăng ký ứng tuyển cho vị trí gần nhất tại công ty của mình? Và anh/chị đã từ chối bao nhiêu trong số họ? Ngạc nhiên chưa? Tất cả đều được thu hút bởi thương hiệu nhà tuyển dụng và háo hức muốn làm việc cho công ty của anh/chị. Khi họ bị từ chối, ở mức độ nhẹ nhất, họ chỉ là hơi thất vọng và trung lập với thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn. Những ứng viên sẽ để lại nhận xét tích cực trên trang web hoặc hội nhóm review công ty trên mạng bất kỳ nào, kể về cuộc phỏng vấn tốt nhất mà họ từng có và thậm chí viết 1 bài trên social về trải nghiệm này? Đúng vậy, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và đây là một công việc đáng

Cách tạo bài đăng tuyển dụng không mang tính định kiến cá nhân

Trên thế giới hiện nay, các công ty đang tăng cường nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc mang tính đa dạng và toàn diện. Hầu hết chúng dường như đang tập trung vào việc truyền đạt sự quan trọng của tính toàn diện trên trang web, các kênh truyền thông xã hội và đôi khi là các video nói về văn hóa công sở trong các quảng cáo việc làm. Tuy nhiên, không nhiều công ty biết rằng cách bạn viết và truyền tải các bài đăng tuyển dụng cũng là một yếu tố quan trọng tương đương trong việc tạo ra môi trường làm việc toàn diện hơn. Vì nhiều người vẫn chưa nhận ra rằng bài đăng tuyển dụng là điểm tiếp xúc đầu tiên mà ứng viên có với công ty, việc quản lý để đại diện cho công ty của anh/chị một cách thành công và trung thực trong định dạng ngắn này là quan trọng hết sức. Vì lý do đó, bài viết dưới đây của freeC sẽ giải thích cách anh/chị có thể tạo một bài đăng tuyển dụng có tính bao quát và toàn diện nhất có thể, đảm bảo rằng anh/chị không bỏ sót một nhóm nhân tài nào một cách vô ý! Định kiến vô

Tips để giữ mối quan hệ với ứng viên trong thời điểm cuối năm

Khi những ngày cuối năm đang đến gần, mỗi nhà tuyển dụng đều biết rằng đây không chỉ là thời điểm để hoàn thành mục tiêu tuyển dụng, mà còn là cơ hội để củng cố mối quan hệ với những ứng viên tiềm năng. Dưới đây, freeC Asia có những mẹo hay giúp anh/chị duy trì và thắt chặt mối liên kết này. Thường xuyên giao tiếp Trong giai đoạn kết thúc năm, anh/chị nên tăng cường việc liên lạc với ứng viên một cách chuyên nghiệp. Sử dụng các phương tiện như tin nhắn, email hoặc cuộc gọi ngắn để không chỉ cập nhật về quá trình tuyển dụng mà còn để chia sẻ và thảo luận về kỳ vọng và kế hoạch cho năm mới của họ. Hành động này không chỉ thể hiện sự quan tâm đối với quá trình tuyển dụng mà còn là cơ hội để thảo luận với ứng viên về những dự định và mong đợi cá nhân của họ trong tương lai. Việc thể hiện sự quan tâm này là một cách để tôn trọng và đánh giá cao ứng viên, không chỉ trong bối cảnh nghề nghiệp mà còn trong việc hỗ trợ sự phát triển cá nhân của mình. Nguồn ảnh: Freepik Gặp gỡ trực