Skip to main content

L&D là gì? Vai trò của L&D trong doanh nghiệp

L&D là gì? L&D viết tắt của từ Learning and developer được biết đến với vai trò cải thiện văn hóa nơi làm việc, thu hẹp khoảng cách kỹ năng và tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên. Nhưng bằng cách nào? Trong bài viết này, freeC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về L&D, vai trò của L&D trong bộ phận nhân sự như thế nào? Làm thế nào để ứng dụng vào thực tế hiệu quả?

Khái niệm L&D là gì?

L&D viết tắt của từ learning and development. Đây là một trong những trách nhiệm chính của bộ phận nhân sự trong bất kỳ tổ chức nào, mục đích của L&D là cung cấp cho nhân viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để phát triển trong vai trò của mình đồng thời giúp phát triển công ty.

khái niệm L&D là gì
Source: freepik

L&D có nhiều hình thức và quy mô, bao gồm các khóa học trực tuyến, đào tạo trực tiếp và tư vấn. Vào năm 2021, các chuyên gia L&D tập trung các chương trình đào tạo của họ vào ba chủ đề trọng tâm:

  • Nâng cao kỹ năng và đào tạo kỹ năng
  • Lãnh đạo và quản lý
  • Đào tạo trực tuyến

>>> Việc làm L&D lương cao toàn quốc

Sự khác nhau giữa HR và L&D là gì?

Trong khi HR giám sát việc quản lý chung của nhân sự, L&D đóng một vai trò cụ thể hơn trong một công ty.

HR L&D Cả hai
Quản lý chung Phát triển nhân sự Quản lý hiệu suất
Quan hệ nhân sự Phát triển kỹ năng Lên kế hoạch thực hiện thành công
Chính sách và thủ tục Khoá đào tạo Onboarding
Tổ chức biên chế Đào tạo leader Thay đổi phương thức quản lý

Các chuyên gia nhân sự thường đóng vai trò là người giải quyết vấn đề, với trách nhiệm của họ là điều hành hàng loạt công việc từ tổ chức như biên chế, quản lý nhân sự đến tuyển dụng.

Mặt khác, các chuyên gia L&D chỉ tập trung vào sự phát triển nghề nghiệp và phát triển kỹ năng của nhân viên. Họ tập trung vào đào tạo, lấp đầy khoảng trống kiến thức, đánh giá nhân viên và tạo ra các giải pháp học tập giúp nhân viên đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

Có một số liên quan chéo trong trách nhiệm của L&D và HR, phổ biến nhất là trong quản lý hiệu suất, lập kế hoạch thực hiện, giới thiệu, đánh giá và quản lý những thay đổi.

>>> Xem thêm Top HR trends: dự đoán 5 xu hướng nhân sự năm 2022

Quy mô công ty nào phù hợp với L&D

Đội ngũ L&D và chiến lược thực thi sẽ phụ thuộc vào quy mô công ty. Trong các công ty nhỏ hơn, Giám đốc điều hành có thể giám sát L&D, trong khi các công ty lớn hơn có thể có bộ phận L&D để phát triển và quản lý chiến lược L&D.

L&D có xu hướng chính thức hơn ở các công ty lớn và thường đưa ra nhiều chương trình đào tạo hơn cho các nhân viên và quản lý cấp cao. Trong các tổ chức nhỏ, L&D có xu hướng đơn giản hơn, vì các nhóm đối tượng của họ hợp tác chặt chẽ với nhau.

vai trò l&d trong doanh nghiệp
Source: freepik

Vai trò của L&D là gì trong doanh nghiệp

Learning and development là vũ khí bí mật của mọi tổ chức trong việc xây dựng nơi làm việc và lực lượng lao động lý tưởng. Dưới đây là những gì bạn có thể mong đợi khi triển khai một chiến lược L&D vững chắc:

Văn hoá làm việc tích cực

Đầu tư vào việc đào tạo và phát triển của nhân viên thể hiện sự quan tâm và cam kết của công ty đối với thành công lâu dài của nhân viên, điều này khiến họ cảm thấy được trao quyền và hỗ trợ nhiều hơn. Thêm vào đó, việc này tạo ra một môi trường hợp tác và linh hoạt hơn; 64% nhân viên tin rằng việc đào tạo giúp họ thích nghi hơn với sự thay đổi.

>>> Tham khảo Tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp là gì?

Sự liên kết giữa công ty và nhân viên

Người lao động ngày nay, đặc biệt là Thế hệ Z và Millennials, đang tìm cách gia nhập các công ty quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe tổng thể của con người và thực hiện những thay đổi tích cực tại nơi làm việc.

Đối với 25% chuyên gia tại châu Âu, làm việc cho một công ty coi trọng họ là ưu tiên nghề nghiệp hàng đầu và 60% chuyên gia này coi sự phát triển nghề nghiệp là một phần rất quan trọng trong lời mời làm việc.

Giữ chân nhân viên lâu hơn

Công ty của bạn đã trở thành một công ty có tỉ lệ nhân viên gắn bó lâu nhất? Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên công ty bạn có đang báo động? Hãy cung cấp nhiều cơ hội học tập và phát triển hơn cũng như sự luân chuyển nội bộ có thể giúp khắc phục điều đó. Các công ty được đánh giá cao về đào tạo nhân viên có tỉ lệ nghỉ việc thấp hơn 53%, trong khi nhân viên tại các công ty cung cấp chính sách luân chuyển nội bộ ở lại lâu hơn gần hai lần. Hãy nhớ rằng: Đào tạo nhân viên hiện tại thường tiết kiệm chi phí hơn là thuê nhân viên mới.

vai trò L&D là gì trong các công ty
Source: freepik

Tăng sự tương tác và tạo động lực

Bạn có biết rằng việc học tập suốt đời có liên quan đến hạnh phúc tổng thể hay không? Nhân viên thường tràn đầy năng lượng khi họ có thể học được điều gì đó mới, thăng tiến trong công ty hoặc trở thành chuyên gia trong vai trò của họ.

Để tăng cường sự tham gia và động lực của nhân viên, hãy kết hợp học tập dựa vào chiến lược L&D của bạn; 92% chuyên gia L&D tin rằng phong cách học tập này giúp thúc đẩy cảm giác thân thuộc tại nơi làm việc.

Cải thiện chất lượng công việc và hiệu suất

Các công ty đầu tư vào việc học tập của nhân viên có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hiệu suất hơn, vì họ được cập nhật nhiều hơn về thông tin ngành, có kỹ năng mạnh hơn và tự tin hơn vào khả năng của họ. Nhiều nhân viên cực kỳ cởi mở với việc cải tiến, với 83% nhân viên gen Z mong muốn học hỏi các kỹ năng sẽ giúp họ thực hiện tốt hơn trong vai trò hiện tại của mình.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Đưa ra các kế hoạch L&D có thể định vị công ty của bạn như một công ty hàng đầu trong lĩnh vực đó, mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh và nâng cao danh tiếng của thương hiệu tuyển dụng.Đầu tư vào nhân sự cũng chính là đầu tư vào công ty.

Với tư cách là một chuyên gia nhân sự hoặc L&D, bạn có thể giúp nhân viên trở thành những người tốt nhất có thể và đạt được thành công ngoài mục tiêu của họ. Tất cả đều bắt đầu với cách tiếp cận hợp tác, phù hợp với chiến lược L&D của tổ chức bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn hiểu rõ hơn về L&D là gì cũng như vai trò của nó trong doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

việc làm nhân sự

Bài viết L&D là gì? Vai trò của L&D trong doanh nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/l-vs-d-la-gi/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=l-vs-d-la-gi

Comments

Popular posts from this blog

Tuyển chuẩn, “săn” chất với 17 kỹ năng tuyển dụng đỉnh cao

Vai trò của một nhà tuyển dụng (recruiter) không chỉ dừng lại ở việc tìm ứng viên, họ còn được biết đến là những nhân sự tài năng, sở hữu mọi tố chất cả về năng lực, tư duy nghề nghiệp và đặc biệt nhất là các kỹ năng tuyển dụng (recruiting skills). Trong bài viết hôm nay, cùng  freeC Asia tìm hiểu về 17 kỹ năng tuyển dụng quan trọng giúp các nhà tuyển dụng tự tin và bản lĩnh hơn trên hành trình tuyển chọn, “săn” chất các ứng viên tiềm năng nhất! Nhóm kỹ năng tuyển dụng về chuyên môn 1. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng Phỏng vấn không chỉ đơn thuần là việc đặt câu hỏi và ghi chép câu trả lời. Một nhà tuyển dụng giỏi cần tạo ra môi trường thoải mái để ứng viên thể hiện hết tiềm năng. Đồng thời, thu thập đủ thông tin để đánh giá mức độ phù hợp của họ. Việc xây dựng mối quan hệ tốt trong buổi phỏng vấn giúp ứng viên cảm thấy thoải mái, từ đó đưa ra những câu trả lời chân thực hơn. Bất kể là phỏng vấn hành vi, đánh giá kỹ thuật hay phỏng vấn nhóm, câu hỏi cần được thiết kế phù hợp...

Quality of Hire: 15 Mẹo Nâng Cao Chất lượng tuyển dụng

Theo một nghiên cứu của  Harvard Business Review , những nhân viên có hiệu suất cao có thể mang lại năng suất cao hơn 400% so với mức trung bình. Với chỉ tiêu này, các công ty ngày càng tập trung vào việc cải thiện một chỉ số tuyển dụng quan trọng bậc nhất: Quality of Hire (QoH) – Chất lượng tuyển dụng. Trong bài viết này, freeC Asia sẽ cung cấp 15 chiến lược cực kỳ hữu ích để thực hiện điều đó. Chất lượng tuyển dụng – Quality of Hire (QoH) là gì? Quality of Hire (QoH) – Chất lượng tuyển dụng là một chỉ số tuyển dụng ngày càng phổ biến được các công ty sử dụng để đo lường giá trị của những nhân sự mới và đanh giá cách họ đóng góp vào thành công của công ty trong thời gian lâu dài. Chỉ số này không chỉ được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từng nhân viên mà còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quy trình tuyển dụng tổng thể của công ty. Để tham khảo cách tính QoH, anh/chị có thể theo dõi bài viết chi tiết tại bài viết:  Chất lượng tuyển dụng (Quality of Hire) là gì? Đo...

Why NVIDIA and Google Choose Vietnam for Expansion

Vietnam is having a moment. Over the past few years, the country has quietly climbed the ranks as a hot spot for global businesses, particularly in the tech sector. Now, with NVIDIA and Google expanding their operations here, it’s clear Vietnam is no longer just a rising star — it’s a destination of choice for some of the biggest names in the industry. So, what’s driving these moves? In this article, let freeC Asia unpack why NVIDIA and Google choose Vietnam for expansion by looking at its economic momentum, talented workforce, and the growing opportunities it offers to global players. With in-depth analysis and the latest data, we explore why Vietnam is becoming the epicenter of tech investments. 1. Why NVIDIA and Google Choose Vietnam for Expansion? When companies like NVIDIA and Google make a move, they’re not just chasing short-term wins; they’re looking for long-term strategic advantages. Vietnam ticks a lot of boxes for them, from its burgeoning tech ecosystem to its cost adv...