Skip to main content

Lương nghề SEO và những thú vị nghề SEO trên thị trường chung

Lương nghề seo như thế nào? Là một trong những ngành nghề hot và được nhiều ứng viên lựa chọn. Cùng freeC điểm qua bài viết sau đây để biết thêm mức lương seo trong thị trường chung nhé!

Tìm hiểu về mức lương cho nghề SEO  

Thị trường về mức lương thuộc mỗi ngành nghề đều có sự biến động lớn. Tùy thời điểm lương lại có sự tăng vọt hoặc giảm mạnh rất khác nhau.

lương nghề seo
lương cho nghề seo (source: freepik)

Mức lương của mỗi nhân viên hay các chuyên gia SEO là câu chuyện thắc mắc của nhiều người. Và tương tư như những vị trí khác, lương seo phụ thuộc vào nhiều hệ giá trị như: tuổi nghề, cấp bậc, kinh nghiệm,…. Tuy vậy, có thể khái quát lương cho nghề seo cho một newbie thường rơi vào khoảng từ 5 – 6 triệu đồng. Từ mức cơ bản, lương về nghề seo có sự gia tăng tùy thuộc vào năng lực mà mỗi cá nhân thể hiện. Có thể đạt từ 8 – 10 triệu đồng đối với những người đã có kinh nghiệm. Và trên thực tế, lương seo có thể vượt ngưỡng 10 triệu đồng; có thể lên tới 15 – 20 triệu là chuyện hoàn toàn có thể.  

Chất lượng công việc sẽ quyết định mức độ giá trị về lương của nghề seo. Nếu bạn nỗ lực và không ngừng học hỏi; cho thấy những cống hiến và sáng tạo cùng các thành quả nổi trội; mức lương sẽ hiển thị rõ năng lực ấy.

Với các vị trí chuyên sâu hoặc tầm chuyên gia, lương nghề seo có thể lên đến con số hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu mỗi tháng. Điều này không phải nói cho vui, mà nó là sự thật. Tất nhiên, lương seo luôn luôn phải tỉ lệ thuận với tố chất, năng lực mà bạn sở hữu.

Cùng freeC điểm qua lương seo cụ thể khi phân theo nhiệm vụ và số năm kinh nghiệm nhé!

Thực tập SEO

>>> Xem thêm: Lương Content Marketing, Copywriter hấp dẫn nhất 2022

Đối với vị trí thực tập sinh, thường là một bạn hoàn toàn mới tiếp cận lĩnh vực này. Vị trí này là quá trình bạn “dạo đầu” với nghề seo. Do đó, mức lương seo thường chỉ khoảng từ 1 – 3 triệu/tháng. Thậm chí một số tổ chức/doanh nghiệp, họ còn không tín mức phí thực tập cho học việc/thực tập.

SEO Junior

Mức lương của một Seo Junior thường đạt mức từ 5-10 triệu đồng/tháng. Điều này còn dựa vào tùy công ty/doanh nghiệp và định hướng phát triển.

Cấp độ Junior, nhà tuyển dụng không đòi hỏi họ quá nhiều kỹ năng. Vì thế mà khối lượng công việc “dễ thở” hơn so với cấp bậc Senior. Tuy vậy, đây là vị trí bàn đạp và “cần có” để ứng viên rèn luyện, trau dồi và phát triển năng lực của mình khi có thể.

Có thể thấy rõ, khi so sánh với thị trường chung, lương seo từ những giai đoạn đầu đã có sự phân bố lương cao và tốt hơn (so với nhiều ngành nghề khác).

SEO Senior

Khi có thời gian dài học hỏi và “lột xác” hơn, bạn đã sở hữu một lượng kinh nghiệm kha khá đủ để chạm đến lương dành cho cấp bậc Senior. Cụ thể, vị trí này có lương seo từ 8 – 10 triệu hoặc từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.

lương nghề seo
lương cho nghề seo (source: freepik)

Điều kiện để ứng viên có thể nhận được mức lương này từ 1 – 2 năm kinh nghiệm làm việc. Thế nhưng, thực tế lại có nhiều trường hợp khác nhau. 

Điều này là do sự cố gắng ở mỗi người. Nếu bạn học nhanh, phát triển vượt trội thì thời gian không phải vấn đề quá lớn chi phối với lương nữa. Chính vì vậy, việc xác định khung lương seo chỉ mang tính tương đối. Nhưng có một điều là tuyệt đối! Đó chính là bạn có thể thay đổi, thích ứng kiến thức và bồi dưỡng bản thân để chạm tới mức lương mình kỳ vọng.

SEO Leader

Với vị trí trưởng nhóm, bạn cần phải có ít nhất từ 2 – 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Bạn không chỉ nắm vững chuyên môn về seo; bạn còn có tầm nhìn quản lý, lên kế hoạch và hỗ trợ đội nhóm seo của mình.

Chính vì yêu cầu cao nên mức lương ở ở vị trí rơi vào khoảng 14 – 20 triệu hoặc 20 – 30 triệu đồng/tháng. Lương seo của SEO Leader không có sự cố định mà rất biến động, tuy nhiên mức độ thay đổi luôn có chiều tăng lên khi các dân seo hiện tại đều tự phát triển; làm mới bản thân để định hướng  thành một chuyên gia Seo có năng lực.

SEO Manager

Có thể nói, vị trí Manager sở hữu vốn chuyên môn rất dày dặn; và là “người anh lớn” trong chuyến hành trình chinh phục nghề seo.

Mức lương mà SEO Manager có thể nhận cũng không có giới hạn và có thể lên đến 40 – 50 triệu/tháng; thậm chí hoặc hơn.

Đó là nỗ lực dài hạn khi bạn đã hoàn thiện và sẵn sàng hướng tới việc đào tạo chuyên môn của người trẻ; kết nối và cố vấn làm việc cho nhiều thương hiệu, tập toàn/tổ chức lớn.

Công việc của SEOer là gì?

Đã bao giờ bạn thắc mắc về việc SEOer sẽ làm những gì hay không? Nào, check ngay cùng freeC!

Công việc của SEOer là gì?

>>> Tuyển dụng web

lương nghề seo
lương nghề seo (source: freepik)

Excel và Google Sheet có lẽ là phần mềm mà SEOer dùng nhiều nhất. Tất nhiên, còn hàng tá các công cụ giúp SEOer tìm kiếm và phân tích từ khóa; tối ưu thứ hạng,…

Nghiên cứu từ khóa

Các SEOer thường sẽ đánh giá, nhận diện mức độ khó dễ của từ khóa; và lập kế hoạch theo dõi bộ từ khóa

Phân tích và đánh giá tổng quan về website

Họ sẽ nhìn ra các vấn đề mà một website đang không ổn? Đó có thể là vấn đề về nội dung hoặc kỹ thuật.

Thực hiện tốt các chỉ số trên một website

Để thứ hạng đạt top cao, việc chỉnh sửa những tồn đọng là điều cần thiết

Nắm bắt tốt về cách xây dựng liên kết (link building)

Việc đi backlink rất quan trọng đối với việc đẩy mạnh các thứ hạng. Tuy nhiên, SEOer cần biết chút ít về kỹ thuật build link để tăng cường lợi thế giúp từ khóa lọt top cao nhanh hơn.

Học, sáng tạo và linh hoạt với những điều mới

Điều này áp dụng cho tất cả các ngành nghề. Dù bạn làm gì, việc cải thiện bản thân tốt hơn, việc tối ưu website, lập kế hoạch phát triển dự án cũng minh chứng cho sự thay đổi đáng kể của bạn.

Cập nhật và tối ưu hóa nội dung

Không có gì chắc chắn bài viết của tổ chức luôn đạt được hoặc duy trì được thứ hạng top của mình. Do vậy, bạn đừng quên việc bổ sung thêm các nội dung mới để bài viết của bạn được duy trì, Không thì khả năng bay ra khỏi 10 trong một nốt nhạc.

Kỹ năng nghề SEO 

>>> Tuyển dụng nhân viên SEO Web TPHCM

Để đạt được mức lương ngành tốt, ngoài chuyên môn thì các kỹ năng khác đối với SEOer rất quan trọng 

Các kỹ năng dành để dành được mức lương nghề SEO tốt

  • Năng lực Tư duy kỹ thuật
  • Phân tích, suy luận và giải quyết vấn
  • Kỹ năng tranh biện (hùng biện, phản biện)
  • Khai thác thông tin – Tổ chức xử lý thông tin
  • Năng lực lập trình
  • Kỹ năng viết

Một số kỹ năng quan trọng không kém?

  • Năng lực Giao tiếp
  • Tư tạo động lực
  • Kỹ năng sử dụng truyền thông xã hội đa nền tảng

Có nên làm SEO không?

Ngành SEO chưa bao giờ giảm nhiệt; thậm chí nó lại bùng nổ mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây. Trong những năm qua, nó luôn là ngành chưa bao giờ ngừng hot và được nhiều người quan tâm mạnh mẽ. 

Khi trả lời câu hỏi có nên làm SEO hay không? Điều này thật khó vì nó phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Cái khó của ngành này nằm ở chỗ nếu không hiểu đúng về bản chất ngành nghề này; hoặc chưa đủ đam mê, ý chí và nỗ lực học hỏi, phát triển, bạn khó có thể “sống sốt” được với nghề. 

Vậy nên, điều quan trọng là ứng viên cần tìm hiểu rõ về SEO, những mong đợi lẫn các giá trị mà ngành nghề này mang lại cho chính bạn. Ngoài mức lương seo bạn mong muốn, bạn làm nó có thấy hứng thú không, có thể sáng tạo hay tạo ra sự đột phá gì từ nó hay không? Điều này, freeC hy vọng bản thân mỗi người sẽ tự xem xét.

Cơ hội làm việc của SEO

Môi trường làm việc của SEO rất đa dạng mở ra nhiều cơ hội cho các ứng viên. Bạn có thể bắt đầu hành trình SEO của mình với nhiều vị trí tại các công ty Inhouse hoặc Agency. Tùy vào sở thích và mong muốn phát triển, bạn hãy cân nhắc lựa chọn.

Khi đã có kinh nghiệm, một vài định hướng mà bạn có thể làm đối với lĩnh vực này:

  • Làm việc trực tiếp với các Khách hàng/ Đối tác ngoài theo dự án (dù công việc chính vẫn đảm nhận)
  • Freelancer về SEO. Đây là công việc giúp bạn tối ưu hóa thời gian và lập kế hoạch chi tiết về mức lương mình muốn đạt được.
  • Ngoài ra, bạn có thể tham gia đào tạo, cố vấn, cho các bạn mới, học việc về SEO tại các trung tâm/cơ sở đào tạo chuyên dụng trên thị trường.

Lời kết

Lương nghề seo thật sự có những biến động lớn và thay đổi tùy thuộc vào quy mô phát triển từng công ty. 

Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về lương seo hay lĩnh vực chuyên biệt này. Biết đâu bạn sẽ có hứng thú với ngành nghề này và lập kế hoạch bắt đầu hành trình chinh phục mức lương mơ ước. freeC mến chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết Lương nghề SEO và những thú vị nghề SEO trên thị trường chung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/luong-nghe-seo/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=luong-nghe-seo

Comments

Popular posts from this blog

6 Cách Biến Ứng Viên Bị Từ Chối Thành Đại Sứ Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng

Từ chối ứng viên một cách khéo léo không chỉ là một điều nên làm, mà đó còn là một phương thức để xây dựng thương hiệu tuyển dụng của công ty anh/chị. Tỷ lệ bị từ chối của các ứng viên khá cao, dừng bỏ lỡ bơ hội này để biến họ trở thành những đại sứ tuyển dụng thương hiệu của mình! Tại sao bạn nên xem xét lại cách bạn từ chối ứng viên? Anh/chị nhận được bao nhiêu hồ sơ đăng ký ứng tuyển cho vị trí gần nhất tại công ty của mình? Và anh/chị đã từ chối bao nhiêu trong số họ? Ngạc nhiên chưa? Tất cả đều được thu hút bởi thương hiệu nhà tuyển dụng và háo hức muốn làm việc cho công ty của anh/chị. Khi họ bị từ chối, ở mức độ nhẹ nhất, họ chỉ là hơi thất vọng và trung lập với thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn. Những ứng viên sẽ để lại nhận xét tích cực trên trang web hoặc hội nhóm review công ty trên mạng bất kỳ nào, kể về cuộc phỏng vấn tốt nhất mà họ từng có và thậm chí viết 1 bài trên social về trải nghiệm này? Đúng vậy, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và đây là một công việc đáng

Tips để giữ mối quan hệ với ứng viên trong thời điểm cuối năm

Khi những ngày cuối năm đang đến gần, mỗi nhà tuyển dụng đều biết rằng đây không chỉ là thời điểm để hoàn thành mục tiêu tuyển dụng, mà còn là cơ hội để củng cố mối quan hệ với những ứng viên tiềm năng. Dưới đây, freeC Asia có những mẹo hay giúp anh/chị duy trì và thắt chặt mối liên kết này. Thường xuyên giao tiếp Trong giai đoạn kết thúc năm, anh/chị nên tăng cường việc liên lạc với ứng viên một cách chuyên nghiệp. Sử dụng các phương tiện như tin nhắn, email hoặc cuộc gọi ngắn để không chỉ cập nhật về quá trình tuyển dụng mà còn để chia sẻ và thảo luận về kỳ vọng và kế hoạch cho năm mới của họ. Hành động này không chỉ thể hiện sự quan tâm đối với quá trình tuyển dụng mà còn là cơ hội để thảo luận với ứng viên về những dự định và mong đợi cá nhân của họ trong tương lai. Việc thể hiện sự quan tâm này là một cách để tôn trọng và đánh giá cao ứng viên, không chỉ trong bối cảnh nghề nghiệp mà còn trong việc hỗ trợ sự phát triển cá nhân của mình. Nguồn ảnh: Freepik Gặp gỡ trực

Cách tạo bài đăng tuyển dụng không mang tính định kiến cá nhân

Trên thế giới hiện nay, các công ty đang tăng cường nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc mang tính đa dạng và toàn diện. Hầu hết chúng dường như đang tập trung vào việc truyền đạt sự quan trọng của tính toàn diện trên trang web, các kênh truyền thông xã hội và đôi khi là các video nói về văn hóa công sở trong các quảng cáo việc làm. Tuy nhiên, không nhiều công ty biết rằng cách bạn viết và truyền tải các bài đăng tuyển dụng cũng là một yếu tố quan trọng tương đương trong việc tạo ra môi trường làm việc toàn diện hơn. Vì nhiều người vẫn chưa nhận ra rằng bài đăng tuyển dụng là điểm tiếp xúc đầu tiên mà ứng viên có với công ty, việc quản lý để đại diện cho công ty của anh/chị một cách thành công và trung thực trong định dạng ngắn này là quan trọng hết sức. Vì lý do đó, bài viết dưới đây của freeC sẽ giải thích cách anh/chị có thể tạo một bài đăng tuyển dụng có tính bao quát và toàn diện nhất có thể, đảm bảo rằng anh/chị không bỏ sót một nhóm nhân tài nào một cách vô ý! Định kiến vô