Skip to main content

Những điều bí mật nhà tuyển dụng luôn muốn “tiết lộ” cho bạn!

Bí mật nhà tuyển dụng có gì thú vị không? freeC dám cá khi được hỏi về ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, phải đến ⅔ số ứng viên đồng lòng trông họ có vẻ khó ưa. Nhưng sự thật không như các bạn nghĩ đâu! Vốn dĩ quy trình xét duyệt hồ sơ hay phỏng vấn có ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu nhà tuyển dụng. Cho nên bộ phận nhân sự luôn muốn đem lại trải nghiệm tìm việc thoải mái và chuyên nghiệp nhất cho các ứng viên của mình. 

Dù vậy, vẫn có những điều cấm kỵ họ không thể tiết lộ cho bạn biết được! Đó là chế độ tiền lương; tỷ lệ chọi giữa các ứng viên; chiến thuật tuyển dụng và nhiều nhiều nữa.

Thấu hiểu những vấn đề của phương thức phỏng vấn trực tiếp, Omer Molad đã tự mình sáng lập Vervoe, một nền tảng phỏng vấn trực tuyến dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nào, cùng FreeC đọc qua những chia sẻ từ Omer Molad; và xem thử đằng sau tấm màn bí mật của nhà tuyển dụng là gì nhé!

1. Mạnh dạn thương lượng để đạt được mức lương mong muốn!

bí mật nhà tuyển dụng
bí mật nhà tuyển dụng (source: freepik)

Đàm phán lương đúng không phải chuyện dễ dàng, một bên nhà tuyển dụng, một bên ứng viên ai cũng muốn đạt được mục tiêu riêng của mình. Nhưng không phải vì thế mà bạn gật đầu liền với mức lương công ty đề xuất. 

Bởi vì bất kỳ công ty nào cũng xác định rõ phạm vi lương cho từng vị trí tuyển dụng và thông thường, mức lương công ty đề nghị chỉ nằm ở mức thấp/trung bình. Nếu bạn tự tin vào năng lực của mình, bạn cứ mạnh dạn nói ra mức lương mong muốn và luôn tiện; thương lượng cả các phúc lợi cơ bản khác như số ngày nghỉ phép hay số giờ làm việc. 

2. Hạn chế lạm dụng thuật ngữ để “khoe” mình

Chèn từ khóa chuyên ngành vào trong CV là một cách hiệu quả để marketing hồ sơ của bạn. Tuy nhiên, hãy giữ việc này ở mức vừa phải. Tức là những từ khóa bạn đề cập đến phản ánh chính xác năng lực của bạn; chứ đừng tập trung phóng đại bản thân rồi tới phỏng vấn tính sau. Điều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy là một ứng viên trung thực về tính cách; và cả năng lực của mình. Không phải một người “chém gió phần phật”: Hòa đồng, việc khó có em, xoay chuyển cục diện trong tích tắc, ROI,…

Và còn một điều nữa người phỏng vấn luôn ước bạn sẽ thể hiện, đó là sự nhiệt huyết và đam mê cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Quay lại lời khuyên ở trên, bạn hãy trung thực về những gì mình có và những gì mình đang cảm nhận, không cần phải gồng để nổi bật làm chi!

3. Ấn tượng đầu tiên có khả năng quyết định tất cả!

Việc không phản hồi cuộc gọi; cư xử thiếu chín chắn hay cách trả lời phỏng vấn vụng về chắc chắn sẽ làm giảm cơ hội vào vòng trong của bạn. Bạn biết đấy, không phải nhà tuyển dụng nào cũng có thể dễ dàng bỏ qua những ấn tượng xấu ban đầu mà ứng viên tạo ra. Vậy nên, bạn hãy chuẩn bị mọi thứ thật chỉn chu; để lại thật nhiều dấu ấn tích cực và đợi thư mời vòng phỏng vấn tiếp theo thôi!

Theo chia sẻ từ chuyên gia hướng nghiệp Peter Yang, với những vị trí không hoặc ít yêu cầu kinh nghiệm thì người phỏng vấn (có thể là sếp hoặc mentor tương lai) thường chú trọng đánh giá tính cách của ứng viên; thay vì mức độ phù hợp với công việc. Bí quyết dành cho bạn là cứ thả lỏng và tự tin thể hiện bản thân. Sự cởi mở và thẳng thắn của bạn có thể biến một buổi phỏng vấn khô khan thành một buổi chia sẻ và kết nối đó. 

4. Người tham khảo không nói tốt về bạn cho lắm

Trường hợp nhà tuyển dụng có phần nghi. Hoặc về những thông tin bạn cung cấp; họ sẽ âm thầm liên lạc với những người có liên quan để xác nhận thông tin. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bạn nên chọn người tham khảo như thế nào? Và đây là 2 gạch đầu dòng bạn cần ghi nhớ:

  • Đảm bảo người tham khảo có thể đưa ra dẫn chứng 1-2 tình huống cho thấy khả năng làm việc nổi trội của bạn.
  • Ngoài ra, chỉ nên đưa thông tin của những người tham khảo có góc nhìn tích cực về bạn, ý freeC là góc nhìn khách quan nha. 

Bạn biết hiệu ứng “ấn tượng đầu tiên” rồi đấy! Chỉ cần một người nói không tốt về bạn, cơ hội của bạn sẽ giảm đi đáng kể và ngược lại. Cho nên khi đi làm, cứ hết mình cống hiến; và đừng quên xây dựng mối quan hệ thật vững chắc, tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp.

5. Chúng tôi ngầm “điều tra” bạn!

bí mật nhà tuyển dụng
bí mật nhà tuyển dụng (source: freepik)

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của LinkedIn mà vài năm trở lại đây, nhà tuyển dụng dễ dàng tìm kiếm được những “địa chỉ” đáng tin cậy để tìm hiểu thêm về ứng viên. Trong trường hợp ứng viên không đề cập đến người tham khảo. Bởi vậy hãy chia sẻ trung thực và thẳng thắn. Vì có thể nhà tuyển dụng đã nắm rất kĩ về bạn, chỉ là họ đang thử bạn thôi! Người làm nhân sự nào cũng ưa thích reference check, nhưng được tin dùng nhất có lẽ là HR trong địa hạt công nghệ. 

6. Vị trí này chỉ dành cho nội bộ

Mặc dù có những vị trí đã được mặc định dành cho nội bộ; nhưng để đúng quy trình và đảm bảo công bằng, một số công ty vẫn sẽ đăng tin tuyển dụng như bình thường. Họ vẫn nhận hồ sơ, phản hồi rằng hồ sơ của bạn đang được xem xét; và rồi bặt vô âm tín. 

Thật khó để xác định những vị trí “ma” này! Nếu chẳng may bạn rơi vào tình huống oái ăm này thì cứ bình tĩnh tìm kiếm và ứng tuyển nhiều công việc khác nữa. Chắc chắn trên thị trường lao động sôi động này, sẽ luôn có một vị trí phù hợp chờ đợi một mình bạn mà thôi. 

7. Cẩn thận với những status bạn đăng trên mạng xã hội 

Có đến 80% nhà tuyển dụng sử dụng các trang mạng xã hội để tìm hiểu ứng viên. Mục tiêu cốt lõi của họ không phải xem xét bạn có phù hợp với công việc này hay không; mà là bạn có đang thể hiện đúng về mình hay không. Vì vậy một nơi tưởng chừng riêng tư như Facebook, Twitter hay Instagram bạn cũng nên giữ cho mọi thứ càng chuyên nghiệp; và liên kết với thông tin bạn đã đề cập trong hồ sơ càng tốt, tương tự trang LinkedIn của bạn vậy. 

Đó là trang cá nhân của bạn và bạn hoàn toàn có quyền lên tiếng về những chủ đề bạn quan tâm. Nhưng có một số thứ chúng tôi nghĩ hạn chế thì vẫn tốt hơn. Chẳng hạn như đưa ra những bình luận quá khích về chính trị; tôn giáo hay nhân phẩm của người khác. 

8. Nhà tuyển dụng có vẻ “im hơi lặng tiếng” với bạn

Kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng tiết lộ họ sẽ cân nhắc bạn cho vị trí này. Nhưng đến giờ này vẫn chưa có phản hồi. “Là sao ta, rớt hay đậu cũng nên báo ứng viên một tiếng chứ?”

Sự thật, nói một cách phũ phàng là có thể bạn chưa phải người phù hợp nhất! Họ cân nhắc bạn và nhiều ứng viên tiềm năng khác nữa. Đừng vì sự chậm trễ này mà cho rằng nhà tuyển dụng xấu tính, không chuyên nghiệp bạn nhé. Chỉ là họ đang tìm kiếm điều gì đó tốt nhất cho công ty mà thôi!

Dù sao bạn cũng nằm trong danh sách chờ rồi. Hãy cứ xem đây đơn giản là một thử thách và bình tĩnh chờ đợi. Đôi khi, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một vài “thử thách bổ sung” cho các ứng viên. Và cũng không ít trường hợp, ứng viên hạng nhất vì một lý do nào đó không thể tiếp tục phỏng vấn và cơ hội đi tiếp sẽ thuộc về bạn!

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết Những điều bí mật nhà tuyển dụng luôn muốn “tiết lộ” cho bạn! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/bi-mat-nha-tuyen-dung/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bi-mat-nha-tuyen-dung

Comments

Popular posts from this blog

6 Cách Biến Ứng Viên Bị Từ Chối Thành Đại Sứ Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng

Từ chối ứng viên một cách khéo léo không chỉ là một điều nên làm, mà đó còn là một phương thức để xây dựng thương hiệu tuyển dụng của công ty anh/chị. Tỷ lệ bị từ chối của các ứng viên khá cao, dừng bỏ lỡ bơ hội này để biến họ trở thành những đại sứ tuyển dụng thương hiệu của mình! Tại sao bạn nên xem xét lại cách bạn từ chối ứng viên? Anh/chị nhận được bao nhiêu hồ sơ đăng ký ứng tuyển cho vị trí gần nhất tại công ty của mình? Và anh/chị đã từ chối bao nhiêu trong số họ? Ngạc nhiên chưa? Tất cả đều được thu hút bởi thương hiệu nhà tuyển dụng và háo hức muốn làm việc cho công ty của anh/chị. Khi họ bị từ chối, ở mức độ nhẹ nhất, họ chỉ là hơi thất vọng và trung lập với thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn. Những ứng viên sẽ để lại nhận xét tích cực trên trang web hoặc hội nhóm review công ty trên mạng bất kỳ nào, kể về cuộc phỏng vấn tốt nhất mà họ từng có và thậm chí viết 1 bài trên social về trải nghiệm này? Đúng vậy, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và đây là một công việc đáng

Tips để giữ mối quan hệ với ứng viên trong thời điểm cuối năm

Khi những ngày cuối năm đang đến gần, mỗi nhà tuyển dụng đều biết rằng đây không chỉ là thời điểm để hoàn thành mục tiêu tuyển dụng, mà còn là cơ hội để củng cố mối quan hệ với những ứng viên tiềm năng. Dưới đây, freeC Asia có những mẹo hay giúp anh/chị duy trì và thắt chặt mối liên kết này. Thường xuyên giao tiếp Trong giai đoạn kết thúc năm, anh/chị nên tăng cường việc liên lạc với ứng viên một cách chuyên nghiệp. Sử dụng các phương tiện như tin nhắn, email hoặc cuộc gọi ngắn để không chỉ cập nhật về quá trình tuyển dụng mà còn để chia sẻ và thảo luận về kỳ vọng và kế hoạch cho năm mới của họ. Hành động này không chỉ thể hiện sự quan tâm đối với quá trình tuyển dụng mà còn là cơ hội để thảo luận với ứng viên về những dự định và mong đợi cá nhân của họ trong tương lai. Việc thể hiện sự quan tâm này là một cách để tôn trọng và đánh giá cao ứng viên, không chỉ trong bối cảnh nghề nghiệp mà còn trong việc hỗ trợ sự phát triển cá nhân của mình. Nguồn ảnh: Freepik Gặp gỡ trực

Cách tạo bài đăng tuyển dụng không mang tính định kiến cá nhân

Trên thế giới hiện nay, các công ty đang tăng cường nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc mang tính đa dạng và toàn diện. Hầu hết chúng dường như đang tập trung vào việc truyền đạt sự quan trọng của tính toàn diện trên trang web, các kênh truyền thông xã hội và đôi khi là các video nói về văn hóa công sở trong các quảng cáo việc làm. Tuy nhiên, không nhiều công ty biết rằng cách bạn viết và truyền tải các bài đăng tuyển dụng cũng là một yếu tố quan trọng tương đương trong việc tạo ra môi trường làm việc toàn diện hơn. Vì nhiều người vẫn chưa nhận ra rằng bài đăng tuyển dụng là điểm tiếp xúc đầu tiên mà ứng viên có với công ty, việc quản lý để đại diện cho công ty của anh/chị một cách thành công và trung thực trong định dạng ngắn này là quan trọng hết sức. Vì lý do đó, bài viết dưới đây của freeC sẽ giải thích cách anh/chị có thể tạo một bài đăng tuyển dụng có tính bao quát và toàn diện nhất có thể, đảm bảo rằng anh/chị không bỏ sót một nhóm nhân tài nào một cách vô ý! Định kiến vô