Skip to main content

15 Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp của Tester (Tiếng Anh và Tiếng Việt)

Trước khi trở thành một tester, bạn nên xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Vừa để bản thân hiểu rõ mình cần làm gì, vừa để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng khi viết mục tiêu nghề nghiệp của tester trong bản CV. Sau đây là những gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp mà tester nào cũng nên bỏ túi!

muc-tieu
Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng trước khi trở thành Tester

Cách viết Phần mục tiêu nghề nghiệp của tester hiệu quả

Tuy chỉ là một phần khá nhỏ trong CV, nhưng mục tiêu nghề nghiệp của tester lại rất quan trọng, ảnh hưởng tới việc ra quyết định của nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy viết thế nào để người đọc thấy bạn thực sự có định hướng rõ ràng, có tầm nhìn và tiềm năng.

Một số lưu ý mà bạn nên bỏ túi khi viết mục tiêu nghề nghiệp tester:

Cần tập trung vào nhu cầu của nhà tuyển dụng

Bước đầu tiên để viết mục tiêu nghề nghiệp là hiểu rõ nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn nên biết rằng mối quan tâm của họ không phải là những gì bạn muốn từ nghề tester, mà là những gì bạn có thể làm được cho họ.

Vậy nên, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể thực hiện đúng như yêu cầu của họ với vị trí nhân viên tester.

Trình bày rõ ràng về kỹ năng của bản thân bám sát yêu cầu của nhà tuyển dụng

Để hiểu rõ hơn về những gì mà nhà tuyển dụng mong đợi ở ứng viên, bạn nên đọc bản Mô tả công việc, Yêu cầu công việc. Ở đó sẽ ghi rõ về trình độ, kỹ năng, kỳ vọng của doanh nghiệp đối với vị trí nhân viên Tester.

Sau khi đã nắm rõ các yêu cầu, bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp một cách khách quan. Từ đó, show cho người tuyển dụng thấy bạn có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ, đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu công việc đề ra.

Cách tiếp cận này sẽ giúp phần mục tiêu nghề nghiệp của tester trở nên ấn tượng và thuyết phục hơn, hứa hẹn đem đến một cuộc phỏng vấn triển vọng.

muc-tieu-nghe-nghiep-tester
Hãy bám sát yêu cầu tuyển dụng khi viết mục tiêu nghề nghiệp

Tham khảo những mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp cho tester hay

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV nói chung và mục tiêu nghề nghiệp nói riêng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm những mẫu viết, cách viết hay và “ăn điểm” trên mạng. Bạn sẽ có thêm những ý tưởng, những cách dùng ngôn từ chuyên nghiệp và hiệu quả cho CV của mình.

>> Danh sách tin tuyển dụng Tester cập nhật

Tham khảo ý kiến của bạn bè người thân về bản CV

Sau khi hoàn thành CV với phần mục tiêu nghề nghiệp ưng ý, bạn có thể gửi cho bạn bè người thân, và tham khảo nhận xét đánh giá của họ. Những lời nhận xét khách quan sẽ giúp bạn chỉnh sửa CV thêm hoàn thiện và thuyết phục người đọc hơn.

Viết mục tiêu nghề nghiệp của Tester cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường, những người muốn trở thành thực tập sinh Tester chắc hẳn sẽ cảm thấy mông lung và e dè khi viết CV ứng tuyển vào vị trí công việc hằng mơ ước. Đừng quá lo lắng vì bạn là người có năng lực và rất tiềm năng. Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy được điều đó từ bạn.

5 mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp của tester bằng tiếng Anh và tiếng Việt:

Mẫu số 1

Tôi tìm kiếm một vị trí công việc đầy thách thức trong một tổ chức chuyên nghiệp, nơi tôi có thể sử dụng năng lực và kỹ năng của mình để hoàn thành công việc, góp phần mở rộng và phát triển tổ chức cũng như bản thân.

Mẫu số 2

A creative and meticulous individual has the capacity to develop an effective and efficient solution without error. And also have a working experience where technical skills and being careful at work are useful.

Mẫu số 3

Khi trở thành một nhân viên Tester, tôi rất mong muốn được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp. Nơi tôi có thể trải nghiệm những dự án thực tế để phát huy hiệu quả kiến thức đã học và tích luỹ kinh nghiệm. Có một mức thu nhập khá để nuôi sống bản thân và gia đình. Tôi mong muốn sẽ làm việc và gắn bó lâu dài và mang lại nhiều thành tựu cho công ty. Từ đó là bàn đạp để có thêm nhiều mục tiêu lớn hơn.

Mẫu số 4

To become a Software Tester, I have to use my skills and knowledge to develop projects where strong project management and analysis skills will be useful in providing services to customers.

Mẫu số 5

Tôi mong muốn trở thành một Tester tài năng và chuyên nghiệp trong 3 năm tới. Với kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình làm đồ án môn học, quá trình thực tập, tôi mong muốn có thể giải quyết tốt các yêu cầu trong công việc. Từ đó, mang đến sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, đóng góp vào sự phát triển của công ty và ổn định sự nghiệp của bản thân.

muc-tieu-nghe-nghiep-tester
Tổng hợp mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp của Tester

Viết mục tiêu nghề nghiệp Tester cho người đã có kinh nghiệm

Nếu như những người chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ tester chưa cao nên tập trung vào việc thể hiện thái độ cầu tiến, tự tin và nhiệt huyết để nhà tuyển dụng thấy được triển vọng trong tương lai, thì những người đã có kinh nghiệm về lĩnh vực này nên tập trung thể hiện ra được năng lực và sự sáng tạo của bản thân.

5 mẫu mục tiêu nghề nghiệp của tester cho người đã có kinh nghiệm (Tiếng Anh và Tiếng Việt):

Mẫu số 1

Exceptional communicator and problem solver with strong planning and documentation skills and familiarity with several scripting languages. Looking for a Software Tester position, to apply 5 years of software quality assurance and system testing experience. Possess a Bachelor’s degree and an excellent ability to manage multiple tasks and adapt to test cases!

Mẫu số 2

Tôi tìm kiếm vị trí Tester tại công ty để tận dụng kiến thức chuyên môn về Tester và công nghệ thông tin. Tôi có hiểu biết sâu sắc về các ứng dụng web, JavaScript, CSS, HTML và PHP. Đồng thời, có kinh nghiệm sử dụng các công cụ theo dõi lỗi và phần mềm quản lý version. Với tư duy thám tử, kỹ năng giao tiếp tốt và 3 năm kinh nghiệm, tôi tự tin có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, gắn bó lâu dài và đóng góp cho sự phát triển của công ty cũng như của bản thân.

Mẫu số 3

Software tester with time management and collaboration skills as well as expertise in manual and automated QA testing, looking forward to a Software Tester position with CCI to help the organization in the development and implementation show the overall test strategy.

Mẫu số 4

Kỹ sư phần mềm lành nghề với 7 năm kinh nghiệm với hệ điều hành Windows và Unix/Linux. Hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình C / C ++, TCL, Python, Java và Perl. Tôi mong muốn trở thành nhân viên Tester tại công ty để cung cấp kiến thức chuyên môn về Tester Software. Với kỹ năng làm việc đa tác vụ, giao tiếp và làm việc theo nhóm, tôi tin mình sẽ đạt được nhiều thành tựu. Từ đó, góp phần phát triển tổ chức và phát triển bản thân.

Mẫu số 5

Detail-oriented engineer with exceptional interpersonal and multitasking skills, as well as the ability to work well in a pressurized and time-constrained environment. Looking to get a Software Tester position at ABC company to put software testing expertise into practice. Provide knowledge of DevOps and configuration management tools like Jenkins and Puppet and familiarize yourself with agile development methodologies and testing processes.

phong-van
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp Tester hay sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng

Bạn biết đấy, nhà tuyển dụng phải đọc rất nhiều CV khác nhau và luôn có sự sàng lọc trong quá trình tuyển dụng. Họ sẽ không dành nhiều thời gian để đọc kỹ CV của bạn. Do đó, hãy đưa ra một lý do thật thuyết phục để thu hút sự chú ý và khiến nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn.

Với những gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp của Tester trong bài viết này, FreeC hi vọng bạn đã có thêm nhiều ý tưởng cho CV của mình, tăng thêm cơ hội để có được một cuộc phỏng vấn trực tiếp và đạt được vị trí công việc hằng mơ ước. Đừng bỏ lỡ các bài viết hữu ích khác của chúng tôi trên Blog.freec.asia nhé!

Bài viết liên quan:

Bài viết 15 Mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp của Tester (Tiếng Anh và Tiếng Việt) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/muc-tieu-nghe-nghiep-cua-tester/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=muc-tieu-nghe-nghiep-cua-tester

Comments

Popular posts from this blog

6 Cách Biến Ứng Viên Bị Từ Chối Thành Đại Sứ Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng

Từ chối ứng viên một cách khéo léo không chỉ là một điều nên làm, mà đó còn là một phương thức để xây dựng thương hiệu tuyển dụng của công ty anh/chị. Tỷ lệ bị từ chối của các ứng viên khá cao, dừng bỏ lỡ bơ hội này để biến họ trở thành những đại sứ tuyển dụng thương hiệu của mình! Tại sao bạn nên xem xét lại cách bạn từ chối ứng viên? Anh/chị nhận được bao nhiêu hồ sơ đăng ký ứng tuyển cho vị trí gần nhất tại công ty của mình? Và anh/chị đã từ chối bao nhiêu trong số họ? Ngạc nhiên chưa? Tất cả đều được thu hút bởi thương hiệu nhà tuyển dụng và háo hức muốn làm việc cho công ty của anh/chị. Khi họ bị từ chối, ở mức độ nhẹ nhất, họ chỉ là hơi thất vọng và trung lập với thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn. Những ứng viên sẽ để lại nhận xét tích cực trên trang web hoặc hội nhóm review công ty trên mạng bất kỳ nào, kể về cuộc phỏng vấn tốt nhất mà họ từng có và thậm chí viết 1 bài trên social về trải nghiệm này? Đúng vậy, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và đây là một công việc đáng

Tips để giữ mối quan hệ với ứng viên trong thời điểm cuối năm

Khi những ngày cuối năm đang đến gần, mỗi nhà tuyển dụng đều biết rằng đây không chỉ là thời điểm để hoàn thành mục tiêu tuyển dụng, mà còn là cơ hội để củng cố mối quan hệ với những ứng viên tiềm năng. Dưới đây, freeC Asia có những mẹo hay giúp anh/chị duy trì và thắt chặt mối liên kết này. Thường xuyên giao tiếp Trong giai đoạn kết thúc năm, anh/chị nên tăng cường việc liên lạc với ứng viên một cách chuyên nghiệp. Sử dụng các phương tiện như tin nhắn, email hoặc cuộc gọi ngắn để không chỉ cập nhật về quá trình tuyển dụng mà còn để chia sẻ và thảo luận về kỳ vọng và kế hoạch cho năm mới của họ. Hành động này không chỉ thể hiện sự quan tâm đối với quá trình tuyển dụng mà còn là cơ hội để thảo luận với ứng viên về những dự định và mong đợi cá nhân của họ trong tương lai. Việc thể hiện sự quan tâm này là một cách để tôn trọng và đánh giá cao ứng viên, không chỉ trong bối cảnh nghề nghiệp mà còn trong việc hỗ trợ sự phát triển cá nhân của mình. Nguồn ảnh: Freepik Gặp gỡ trực

Cách tạo bài đăng tuyển dụng không mang tính định kiến cá nhân

Trên thế giới hiện nay, các công ty đang tăng cường nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc mang tính đa dạng và toàn diện. Hầu hết chúng dường như đang tập trung vào việc truyền đạt sự quan trọng của tính toàn diện trên trang web, các kênh truyền thông xã hội và đôi khi là các video nói về văn hóa công sở trong các quảng cáo việc làm. Tuy nhiên, không nhiều công ty biết rằng cách bạn viết và truyền tải các bài đăng tuyển dụng cũng là một yếu tố quan trọng tương đương trong việc tạo ra môi trường làm việc toàn diện hơn. Vì nhiều người vẫn chưa nhận ra rằng bài đăng tuyển dụng là điểm tiếp xúc đầu tiên mà ứng viên có với công ty, việc quản lý để đại diện cho công ty của anh/chị một cách thành công và trung thực trong định dạng ngắn này là quan trọng hết sức. Vì lý do đó, bài viết dưới đây của freeC sẽ giải thích cách anh/chị có thể tạo một bài đăng tuyển dụng có tính bao quát và toàn diện nhất có thể, đảm bảo rằng anh/chị không bỏ sót một nhóm nhân tài nào một cách vô ý! Định kiến vô