Skip to main content

Mobile developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Ngày nay, điện thoại di động được ra mắt với tốc độ chóng mặt. Việc thiếu nhân sự trong ngành phát triển ứng dụng điện thoại thông minh cũng lên mức báo động. Hiểu được nhu cầu của thị trường, hôm nay, freeC sẽ chia sẻ với bạn nghề lập trình có mức lương khủng hiện nay. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm Mobile developer là gì nhé!

Mobile developer là gì?

Mobile Developer là tên gọi tiếng Anh của Nhà phát triển ứng dụng di động. Điều này có nghĩa rằng một Mobile Developer sẽ là người tham gia vào quá trình tạo ra các phần mềm cho thiết bị di động bằng cách thiết kế và tạo lập ứng dụng. 

Để trở thành một Dev Mobile giỏi, đòi hỏi bạn phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao; cũng như sự thấu hiểu, độ nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu của người dùng để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. 

Mobile developer là gì?
Nguồn ảnh: Southtelecom

Công việc chính của Mobile Developer

Để hiểu được “Mobile Developer là gì” không khó. Tuy nhiên, để hiểu về các công việc của  một Mobile Dev thì không đơn giản như vậy. Sau đây là một số công việc chính của Mobile developers:

  • Cập nhật, nghiên cứu các công nghệ mới để áp dụng và phát triển trên nền tảng di động.
  • Lập trình, mở rộng và nâng cấp các tính năng trên ứng dụng.
  • Quản trị dự án về phát triển ứng dụng.
  • Thực hiện tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trên các ứng dụng hoặc thiết bị.
  • Thực hiện một số công việc tùy theo đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc sự phân công của Quản lý trực tiếp. 
  • Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của ứng dụng dù là cũ hay mới.
  • Đóng góp vào quá trình phát hành và hỗ trợ người dùng.

>>> Tuyển dụng mobile apps developer lương cao toàn quốc!

Phân loại Mobile Developer

Hiện nay, Mobile Dev được phân thành 2 nhóm chính, đó là Nhà phát triển Android và Nhà phát triển iOS. Đặc điểm công việc của mỗi nhóm cũng có vài điểm khác nhau, cụ thể:

  • iOS Developer: Thực hiện các việc thiết kế, kiểm tra và cập nhật ứng dụng cho các thiết bị trên hệ điều hành iOS. 
  • Android Developer: Chịu trách nhiệm phát triển ứng dụng cho các thiết bị chạy trên hệ điều hành Android. Kết quả công việc sẽ được kiểm tra code kỹ lưỡng cũng như khả năng sử dụng ứng dụng.
Phân loại Mobile Developer
Nguồn ảnh: Goodworklabs

>>> Xem thêm [Download] Tài liệu/sách học Android chọn lọc

Kỹ năng cần có của một Mobile Developer

Một công việc phức tạp như Mobile Developers đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được những kỹ năng cần thiết từ kỹ thuật cho đến kỹ năng mềm.

Kỹ năng kỹ thuật

Yêu cầu về kỹ năng kỹ thuật của một nhà phát triển ứng dụng di động bao gồm:

1. Backend Computing 

  • Database Management; 
  • Security;
  • Hardware Interaction;
  • Implementation Of Memory Allocation.

2. Kỹ năng thiết kế giao diện cho người dùng di động 

Đây là kỹ năng được đánh giá quan trọng nhất nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng ứng dụng. 

Xây dựng giao diện người dùng cần phải đảm bảo được các yếu tố như:

  • Thành phần ứng dụng được sắp xếp đúng chỗ và dễ sử dụng; 
  • Tải và vận hành ứng dụng dễ dàng; 
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ;
  • Màu sắc phù hợp với thị hiếu của người dùng. 
Kỹ năng thiết kế giao diện cho người dùng di động
Nguồn ảnh: Mygreatlearning

3. Lập trình ngôn ngữ mới

Yêu cầu kỹ thuật quan trọng của một Dev Mobile là khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình mới. 

4. Kỹ năng phát triển ứng dụng đa nền tảng 

Một nhà phát triển ứng dụng di động lành nghề chắc chắn phải có đủ kiến thức và linh hoạt để tạo ra các ứng dụng trên những nền tảng phổ biến hiện nay trên thế giới, như: iOS, Android và Windows Phone. 

Kỹ năng mềm

Sai lầm của nhiều người khi theo đuổi Mobile Developer là chỉ trau dồi các Kỹ năng kỹ thuật mà quên mất rằng Kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công trong lĩnh vực này. 

1. Kỹ năng ngoại ngữ 

Ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay đều sử dụng tiếng Anh. Đó là lý do mà bạn cần có khả năng ngoại ngữ tốt và không ngừng trau dồi nó mỗi ngày.

Kỹ năng ngoại ngữ

2. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tưởng chừng như không quan trọng với một nhà phát triển ứng dụng; nhưng thực tế nó lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc của bạn. Đặc biệt là khi bạn phải tham gia làm việc nhóm, nó đòi hỏi bạn phải giao tiếp và có đủ kỹ năng để phát biểu, trình bày ý kiến của mình.

3. Kỹ năng tiếp nhận thông tin, xử lý tình huống

Một người nhanh nhạy, cập nhật được các xu hướng công nghệ mới sẽ là người có cơ hội thành công cao. Bên cạnh đó, bạn cần phải học cách xử lý tình huống nhanh để kịp thời khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. 

Lương lập trình viên Mobile

Đọc đến đây, hẳn là bạn đang muốn biết mức lương của lập trình viên Mobile như thế nào phải không? 

Hiện nay, mức lương của một Mobile Developer không có con số nhất định. Nó thường dao động từ 10 – 18 triệu đồng/ tháng. Đối với những người có kinh nghiệm thì mức thu nhập sẽ còn cao hơn. 

Cơ hội nghề nghiệp lập trình viên Mobile

Thời đại công nghệ bùng nổ chính là “thời điểm vàng” cho sự phát triển của ngành công nghệ, trong đó có cả Dev Mobile. Điều này cũng cho thấy cơ hội nghề nghiệp của nhà phát triển ứng dụng di động là rất cao. Họ có thể đảm nhận nhiều vị trí như: Chuyên viên Phát triển ứng dụng; Quản lý dự án phát triển ứng dụng… tại những công ty công nghệ. 

Hy vọng với những thông tin được truyền tải ngắn gọn xoay quanh câu hỏi “Mobile developer là gì” của blog.freeC.asia, bạn đã có cái nhìn tổng thể về nghề này. Nếu bạn muốn dấn thân trở thành Mobile Developer, hãy tham khảo các nội dung cùng chủ đề trên blog này nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết Mobile developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/mobile-developer/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=mobile-developer

Comments

Popular posts from this blog

Tuyển chuẩn, “săn” chất với 17 kỹ năng tuyển dụng đỉnh cao

Vai trò của một nhà tuyển dụng (recruiter) không chỉ dừng lại ở việc tìm ứng viên, họ còn được biết đến là những nhân sự tài năng, sở hữu mọi tố chất cả về năng lực, tư duy nghề nghiệp và đặc biệt nhất là các kỹ năng tuyển dụng (recruiting skills). Trong bài viết hôm nay, cùng  freeC Asia tìm hiểu về 17 kỹ năng tuyển dụng quan trọng giúp các nhà tuyển dụng tự tin và bản lĩnh hơn trên hành trình tuyển chọn, “săn” chất các ứng viên tiềm năng nhất! Nhóm kỹ năng tuyển dụng về chuyên môn 1. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng Phỏng vấn không chỉ đơn thuần là việc đặt câu hỏi và ghi chép câu trả lời. Một nhà tuyển dụng giỏi cần tạo ra môi trường thoải mái để ứng viên thể hiện hết tiềm năng. Đồng thời, thu thập đủ thông tin để đánh giá mức độ phù hợp của họ. Việc xây dựng mối quan hệ tốt trong buổi phỏng vấn giúp ứng viên cảm thấy thoải mái, từ đó đưa ra những câu trả lời chân thực hơn. Bất kể là phỏng vấn hành vi, đánh giá kỹ thuật hay phỏng vấn nhóm, câu hỏi cần được thiết kế phù hợp...

Quality of Hire: 15 Mẹo Nâng Cao Chất lượng tuyển dụng

Theo một nghiên cứu của  Harvard Business Review , những nhân viên có hiệu suất cao có thể mang lại năng suất cao hơn 400% so với mức trung bình. Với chỉ tiêu này, các công ty ngày càng tập trung vào việc cải thiện một chỉ số tuyển dụng quan trọng bậc nhất: Quality of Hire (QoH) – Chất lượng tuyển dụng. Trong bài viết này, freeC Asia sẽ cung cấp 15 chiến lược cực kỳ hữu ích để thực hiện điều đó. Chất lượng tuyển dụng – Quality of Hire (QoH) là gì? Quality of Hire (QoH) – Chất lượng tuyển dụng là một chỉ số tuyển dụng ngày càng phổ biến được các công ty sử dụng để đo lường giá trị của những nhân sự mới và đanh giá cách họ đóng góp vào thành công của công ty trong thời gian lâu dài. Chỉ số này không chỉ được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từng nhân viên mà còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quy trình tuyển dụng tổng thể của công ty. Để tham khảo cách tính QoH, anh/chị có thể theo dõi bài viết chi tiết tại bài viết:  Chất lượng tuyển dụng (Quality of Hire) là gì? Đo...

Thư từ chối ứng viên: Các mẫu phổ biến và cách viết chuyên nghiệp

Một lá thư từ chối ứng viên (Rejection Letter ) thường chỉ là một tài liệu đơn giản, ngắn gọn, nhưng lại có sự ảnh hưởng lớn đến việc truyền thông thương hiệu, giúp tạo ra các ấn tượng và trải nghiệm tuyển dụng tốt cho các ứng viên. Vậy có những lưu ý gì đặc biệt khi viết thư từ chối ứng viên? Cùng freeC Asia tìm hiểu về các mẫu thư phổ biến, lợi ích và cách viết thư từ chối ứng viên chuyên nghiệp, chỉn chu, giúp tạo ra những lợi thế “win-win” cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng trong ngữ cảnh tuyển dụng nhiều thách thức. Thư từ chối ứng viên (Rejection Letter) là gì? Thư từ chối ứng viên là một hình thức giao tiếp chính thức, thường được thực hiện bằng văn bản, từ phía tổ chức hoặc bộ phận nhân sự gửi tới ứng viên để thông báo rằng họ không vượt qua quy trình tuyển dụng . Một lá thư từ chối ứng viên lý tưởng nên có một văn phong lịch sự, chuyên nghiệp và có thể (hoặc không) giải thích lý do từ chối. Mục đích chính của thư từ chối ứng viên là thông tin, xác nhận, gợi mở và tạo độn...