Skip to main content

Full cycle recruiting? 6 bước triển khai quy trình hiệu quả!

Quy trình tuyển dụng toàn diện (full cycle recruiting) được đánh giá là phương pháp có thể mang lại lợi ích cho cả ứng viên, nhà tuyển dụng, và tổ chức.

Tuy nhiên, với sự cạnh tranh lớn trong thị trường nhân sự luôn thay đổi, thách thức đặt ra nằm ở việc các chuyên gia nhân sự làm thế nào để đảm bảo rằng họ luôn tìm được những ứng viên phù hợp nhất, đồng thời khiến những nhân viên đó muốn gắn bó lâu dài với tổ chức

Trong bài viết hôm nay, freeC Asia sẽ giúp bạn khám phá quy trình full cycle recruiting, những ưu và nhược điểm cũng như và cách bắt đầu triển khai hiệu quá quy trình này!

Tìm hiểu về full-cycling recruiting

Full-cycling recruiting hay quy trình tuyển dụng toàn diện là một phương pháp tiếp cận và triển khai tuyển dụng toàn chu trình, bắt đầu từ việc xác định nhu cầu tuyển dụng cho đến giai đoạn một ứng viên được chọn và làm việc chính thức trong tổ chức.

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, các chuyên viên tuyển dụng hoặc nhóm tuyển dụng sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình, từ khâu tìm kiếm ứng viên đến khâu làm việc chính thức. Đặc biệt, sự phân bổ nguồn lực, hướng tiếp cận và các bước cụ thể trong mỗi quy trình sẽ khác nhau dựa trên chiến lược phát triển riêng ở mỗi doanh nghiệp.

Tuyển dụng thông thường (regular recruiting) và Tuyển dụng toàn diện (full-cycling recruiting): Sự khác biệt và ưu nhược điểm

Tuyển dụng thông thường: Ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có từng chuyên viên chịu trách nhiệm công việc riêng biệt. Ví dụ, chuyên viên tìm nguồn ứng viên sẽ chịu trách nhiệm việc tìm kiếm ứng viên, chuyên viên tuyển dụng thực hiện phỏng vấn sơ bộ và tạo ra các gói lương thưởng, trong khi quản lý nhân sự lại đảm nhận vai trò tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới.

Tuyển dụng toàn diện: Một chuyên viên duy nhất quản lý toàn bộ quá trình tuyển dụng, từ tìm kiếm ứng viên đến khi nhân viên mới chính thức vào làm việc.

>>> Xem thêm:

Ưu điểm của full-cycling recruiting

  1. Trải nghiệm ứng viên tốt hơn: Khi chỉ có một người phụ trách chính toàn quy trình, ứng viên không phải liên hệ với nhiều người khác nhau, tạo cảm giác an tâm và giúp ứng viên dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết.
  2. Thời gian tuyển dụng nhanh hơn: Một người quản lý toàn bộ quy trình giúp giảm thiểu các lỗ hổng tuyển dụng và tăng hiệu suất. Tất nhiên, đây phải là người có kỹ năng tổ chức và quản lý xuất sắc.
  3. Tuyển dụng hiệu quả hơn: Một quy trình tuyển dụng mượt mà giúp nhà tuyển dụng nổi bật trước các đối thủ cạnh tranh.
  4. Giảm chi phí tuyển dụng: Tuyển dụng toàn diện giúp giảm chi phí hành chính, giảm sự phụ thuộc vào các công ty tuyển dụng bên ngoài và các vấn đề phát sinh do vị trí trống lâu ngày.
  5. Trách nhiệm rõ ràng: Người quản lý toàn bộ quy trình thể hiện rõ trách nhiệm đối với hiệu suất tuyển dụng tổng thể. Khi có vấn đề cần xử lý hay cần đưa ra quyết định, trách nhiệm từ người quản lý được bộc lộ rõ nhất.
  6. Thu hút nguồn ứng viên tiềm năng: Một quy trình tuyển dụng hiệu quả và trải nghiệm ứng viên tích cực giúp thu hút các ứng viên chất lượng, gia tăng nguồn nhân tài cho công ty.
  7. Giữ chân nhân viên mới tốt hơn: Ứng viên có trải nghiệm tốt thường sẽ gắn bó lâu dài với công ty và có động lực làm việc cao hơn, giúp giảm New Hire Turnover – Tỷ lệ nghỉ việc trong năm đầu tiên.

Nhược điểm của full-cycling recruiting

  1. Tính phù hợp để áp dụng với mọi tổ chức: Khi một chuyên viên phụ trách toàn bộ quy trình, số lượng ứng viên mà họ có thể xử lý cùng lúc sẽ bị giới hạn. Điều này khiến cho full-cycling recruiting chỉ phù hợp cho các vị trí chuyên biệt hoặc tổ chức với quy mô nhỏ.
  2. Yêu cầu nhiều kỹ năng: Các công ty lớn thường có đội ngũ tuyển dụng với nhiều vị trí chuyên trách riêng cho từng giai đoạn của quy trình. Việc yêu cầu một cá nhân sở hữu tất cả các kỹ năng cần thiết với tính chuyên môn cao trong tuyển dụng toàn diện có thể là một thách thức lớn.

Triển khai full-cycling recruiting: 6 bước để quy trình đạt hiệu quả!

Triển khai full-cycling recruiting: 6 bước để quy trình đạt hiệu quả!

1. Chuẩn bị

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu bằng việc thu thập thông tin từ quản lý tuyển dụng. Khi yêu cầu tuyển dụng được phê duyệt, nhà tuyển dụng và quản lý sẽ thảo luận về các yêu cầu cụ thể cho vị trí mới, bao gồm kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách và khả năng cần thiết của ứng viên.

Nhà tuyển dụng sẽ soạn thảo một bản mô tả công việc rõ ràng. Sau đó sẽ tạo ra một thông báo tuyển dụng hấp dẫn để đăng tải trên các trang việc làm với mục tiêu thu hút ứng viên chất lượng.

Mẹo về công cụ: Sử dụng ChatGPT để nhanh chóng tạo mô tả công việc theo hướng dẫn có sẵn.

2. Tìm kiếm

Khi thông báo tuyển dụng đã sẵn sàng, hãy bắt đầu tìm kiếm nguồn ứng viên. Bạn có thể sử dụng các kênh như website đăng tin tuyển dụng, mạng xã hội, lời giới thiệu từ nhân viên. Nhà tuyển dụng cũng nên chủ động tìm kiếm và kết nối với các ứng viên tiềm năng.

Mẹo về công cụ: Sử dụng các công cụ tìm kiếm nâng cao như Boolean Search hay Recruit’em, HireEZ để tối ưu hóa quy trình này.

3. Sàng lọc

Quá trình sàng lọc ứng viên có thể bao gồm:

  • Sàng lọc hồ sơ: Giúp đánh giá ứng viên dựa trên yêu cầu trong mô tả công việc.
  • Phỏng vấn qua điện thoại: Xác định kỳ vọng giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
  • Sàng lọc trước: Sử dụng các bài kiểm tra để dự đoán chất lượng ứng viên.

Mục tiêu quan trọng ở giai đoạn này là chọn lọc ra các ứng viên thật sự phù hợp để tiến đến vòng phỏng vấn.

Mẹo về công cụ: Dùng các công cụ đánh giá như TestGorilla để tìm kiếm ứng viên tốt nhất.

4. Chọn lựa

Giai đoạn cần sự đánh giá và xác định ứng viên phù hợp nhất thông qua phỏng vấn. Nhà tuyển dụng và người quản lý cần duy trì sự liên lạc, có sự phản hồi – theo dõi chặt chẽ để cùng thảo luận về danh sách ứng viên.

Mẹo về công cụ: Sử dụng công cụ tự động hóa lịch phỏng vấn như Calendly để cải thiện trải nghiệm ứng viên.

5. Tuyển dụng

Sau khi đã thu hẹp danh sách xuống còn nhóm ứng viên tiềm năng nhất, việc quyết định cần dựa trên dữ liệu và các tiêu chí rõ ràng. Nhà tuyển dụng có thể hỗ trợ, nhưng quyết định cuối cùng thuộc về người quản lý tuyển dụng.

Đừng quên bước kiểm tra tham chiếu và lý lịch để xác minh thông tin về hồ sơ ứng viên.

Mẹo về công cụ: Sử dụng ZinC để dễ dàng thực hiện kiểm tra tham chiếu.

6. Đào tạo và hòa nhập

Khi ứng viên ký hợp đồng, quy trình onboarding cần được triển khai một cách khoa học và chuyên nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần cung cấp và hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho nhân viên mới, giúp họ tiếp cận mọi thông tin về văn hóa, đội nhóm,… để nhân viên dễ dàng hòa nhập với tổ chức.

Mẹo công cụ: Sử dụng phần mềm Enboarder để cải thiện trải nghiệm cho nhân viên mới.

Mô tả công việc của một Full Cycle Recruiter

Một nhà tuyển dụng toàn diện (Full Cycle Recruiter) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý quy trình tuyển dụng từ A-Z, đảm bảo tính hiệu quả ở từng giai đoạn của quá trình. Vai trò này bao gồm việc phối hợp chặt chẽ với các quản lý tuyển dụng để tạo ra các bản mô tả công việc chính xác, tìm kiếm và sàng lọc ứng viên, thực hiện phỏng vấn trực tuyến và trực tiếp, tuân thủ các quy định về lao động, chuẩn bị thư mời làm việc chính thức và hỗ trợ nhân viên mới trong quá trình hòa nhập.

Để thành công trong vai trò này, một Full Cycle Recruiter cần:

  • Sử dụng thành thạo các phần mềm và công cụ tuyển dụng.
  • Hiểu rõ các quy định về lao động và tuyển dụng.
  • Có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, cả bằng lời nói và văn bản.
  • Nắm vững toàn bộ quy trình tuyển dụng.
  • Thành thạo trong việc thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định thông minh.
  • Quản lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc một cách hiệu quả.

Tăng tốc tuyển dụng với freeC Asia – Headhunt Service uy tín được hỗ trợ bởi AI

Chính các thách thức và sự cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng đòi hỏi các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư vào quy trình tuyển dụng để nhanh chóng chiêu mộ các nhân sự phù hợp nhất. Dịch vụ Headhunt tích hợp AI chính là giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mọi khâu trong quy trình, hướng đến sự toàn diện và hiệu quả nhất.

Lợi thế từ Dịch vụ Headhunt tích hợp công nghệ AI – freeC Asia

  1. Talent Pool với hơn 550,000 hơn tài năng senior: Cung cấp một cơ sở dữ liệu khổng lồ các ứng viên tiềm năng nhất, đảm bảo doanh nghiệp tiếp cận được những nhân tài chất lượng nhất trên thị trường.
  2. Đội ngũ giàu chuyên môn và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng full-cycle: Sở hữu 60 consultant & 2000 freelancer – mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm giúp tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp. Từ việc xây dựng chiến lược tuyển dụng, tạo mô tả công việc, kiểm tra tham chiếu, sàng lọc đầu vào kỹ năng, phỏng vấn, đánh giá, cho đến việc chào đón nhân viên mới, tất cả đều được tự động hóa và tối ưu hóa bởi AI, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
  3. Tích hợp AI phân tích và dự đoán ứng viên phù hợp: Tạn dụng sức mạnh AI phân tích dữ liệu và thông tin thị trường, freeC Asia giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian chọn lọc và đưa ra các quyết định tuyển dụng chính xác, phù hợp nhất.

Hãy để freeC Asia giúp bạn tối ưu quy trình và nâng cao chất lượng tuyển dụng theo chiến lược được tối ưu hóa theo yêu cầu từ doanh nghiệp của bạn! Liên hệ để được tư vấn MIỄN PHÍ với chúng tôi ngay hôm nay!

Bài viết Full cycle recruiting? 6 bước triển khai quy trình hiệu quả! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



source https://blog.freec.asia/6-buoc-trien-khai-full-cycle-recruiting/

Comments

Popular posts from this blog

Cẩm nang 16 chỉ số KPI tuyển dụng tối ưu cho HR

Bạn đang bị quá tải bởi dữ liệu tuyển dụng, không chắc chắn số liệu nào thực sự thúc đẩy thành công tuyển dụng cho tổ chức của mình? Nhiều công ty theo dõi rất nhiều chỉ số nhưng thường bỏ lỡ bước quan trọng nhất: chuyển đổi chúng thành chiến lược KPI tuyển dụng. Bài viết này từ để freeC  sẽ giúp bạn làm rõ sự khác biệt quan trọng giữa các khái niệm này, hướng dẫn bạn cách tận dụng các chỉ số tuyển dụng có ý nghĩa để tối ưu hóa quy trình thu hút nhân tài và cải thiện kết quả tuyển dụng một cách rõ ràng.  Sự khác biệt giữa KPI tuyển dụng và Chỉ số tuyển dụng là gì? Chúng ta đã nhắc đến hai thuật ngữ “Recruitment KPIs” – KPI Tuyển dụng  và “Recruitment Metrics” – Chỉ số Tuyển dụng .  Nhưng chính xác thì sự khác biệt giữa hai khái niệm thường bị nhầm lẫn này là gì? Và tại sao việc hiểu rõ sự khác biệt này lại rất quan trọng để xây dựng một chức năng tuyển dụng hiệu quả? Chỉ số Tuyển số – Recruitment Metrics là gì? Recruitment Metrics là những số đo định lư...

Ứng tuyển liền tay – Nhận ngay quà công nghệ

Cơ hội trúng những giải thưởng siêu hấp dẫn: ️Giải 1 : Tai nghe không dây Apple Airpod 3 ️ Giải 2 : Máy chụp ảnh lấy liền Fuji ️Giải 3 : Máy massage mắt thông minh Nếu bạn là các ứng viên đang muốn tìm việc trong các lĩnh vực Marketing, HR, IT, Design, Sales, Kế toán/Tài chính, nhanh tay ứng tuyển các vị trí đang tuyển dụng tại website freeC để có cơ hội trúng ngay giải thưởng hấp dẫn. Bạn có thể ứng tuyển nhiều công việc để gia tăng cơ hội trúng thưởng. Xem danh sách công việc và nộp đơn TẠI ĐÂY Thời gian nhận đơn ứng tuyển: 15/2/2022 đến 30/3/2022 Năm con Hổ, bùng nổ cùng freeC . Hãy tận dụng cơ hội này để vừa trúng tuyển lại vừa trúng thưởng. Nhanh tay ứng tuyển nhé! Bài viết Ứng tuyển liền tay – Nhận ngay quà công nghệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog . source https://blog.freec.asia/ung-tuyen-lien-tay-nhan-qua-freec/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=ung-tuyen-lien-tay-nhan-qua-freec

Tuyển chuẩn, “săn” chất với 17 kỹ năng tuyển dụng đỉnh cao

Vai trò của một nhà tuyển dụng (recruiter) không chỉ dừng lại ở việc tìm ứng viên, họ còn được biết đến là những nhân sự tài năng, sở hữu mọi tố chất cả về năng lực, tư duy nghề nghiệp và đặc biệt nhất là các kỹ năng tuyển dụng (recruiting skills). Trong bài viết hôm nay, cùng  freeC Asia tìm hiểu về 17 kỹ năng tuyển dụng quan trọng giúp các nhà tuyển dụng tự tin và bản lĩnh hơn trên hành trình tuyển chọn, “săn” chất các ứng viên tiềm năng nhất! Nhóm kỹ năng tuyển dụng về chuyên môn 1. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng Phỏng vấn không chỉ đơn thuần là việc đặt câu hỏi và ghi chép câu trả lời. Một nhà tuyển dụng giỏi cần tạo ra môi trường thoải mái để ứng viên thể hiện hết tiềm năng. Đồng thời, thu thập đủ thông tin để đánh giá mức độ phù hợp của họ. Việc xây dựng mối quan hệ tốt trong buổi phỏng vấn giúp ứng viên cảm thấy thoải mái, từ đó đưa ra những câu trả lời chân thực hơn. Bất kể là phỏng vấn hành vi, đánh giá kỹ thuật hay phỏng vấn nhóm, câu hỏi cần được thiết kế phù hợp...