Skip to main content

Văn hóa doanh nghiệp: “Nam châm” chiến lược giữ chân nhân tài sau Tết

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc sau Tết luôn là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thực tế cho thấy, các công ty có nhân viên gắn kết cao có tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn 59% so với các công ty khác (theo Gallup).

Điều này chỉ ra rằng, không chỉ là chế độ đãi ngộ, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng không kém giúp nhân viên cảm thấy được kết nối với tổ chức, từ đó giảm ý định nghỉ việc.

Vì sao văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nghỉ việc?

Giá trị cốt lõi là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp, giúp định hướng hành vi và quyết định cách thức hoạt động của tổ chức.

Khi giá trị cốt lõi chưa được xác định rõ ràng và truyền tải hiệu quả, nhân viên khó có thể nắm bắt và đồng thuận với mục tiêu, sứ mệnh của công ty.

Vì sao văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nghỉ việc?

Từ đó, hạn chế sự thấu hiểu – cam kết đồng hành về tầm nhìn dài hạn, thiếu nỗ lực để gắn kết, phát triển cùng tổ chức. Đồng thời, dễ mất động lực, dẫn đến tăng cường các suy ngẫm và quyết định nghỉ việc sau Tết.

Văn hóa vững vàng – Nhân tài gắn kết

Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là những giá trị trên giấy, mà là nhịp đập quyết định sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Khi nhân viên cảm thấy mình thuộc về (sense of belonging), được tôn trọng và có cơ hội phát triển, họ sẽ sẵn sàng đồng hành lâu dài.

Ngược lại, một môi trường thiếu bản sắc, thiếu sự hỗ trợ sẽ khiến họ dễ dàng rời đi, ngay cả khi chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Hơn cả một mức lương, để giữ chân nhân tài sau Tết, các doanh nghiệp cần đó xây dựng một văn hóa đủ mạnh để truyền cảm hứng và nuôi dưỡng động lực ở đội ngũ nhân viên của mình.

Doanh nghiệp thành công không chỉ tuyển đúng người – mà còn giữ chân họ bằng một văn hóa đáng để đồng hành!

Giá trị cốt lõi từ văn hóa doanh nghiệp: Yếu tố quyết định sự đồng hành

Nếu doanh nghiệp không có các giá trị cốt lõi hoặc chưa thể bộc lộ điều đó một cách rõ ràng – thiếu nhất quán, nhân viên dễ cảm thấy mất phương hướng.

Điều này đặc biệt quan trọng sau Tết – thời điểm họ có nhiều cơ hội suy ngẫm về sự nghiệp và tìm kiếm môi trường phù hợp hơn.

>>> Xem thêm:

Một số dấu hiệu của văn hóa doanh nghiệp yếu dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao:

  • Thiếu sự công nhận: Nhân viên không cảm thấy đóng góp của họ được ghi nhận.
  • Môi trường làm việc độc hại: Văn hóa làm việc tiêu cực, nhiều vấn đề xung đột·nội bộ diễn ra, hay sự tổ chức rời rạc – thiếu liên kết về tính tổ chức, quy trình hợp tác và làm việc giữa các phòng ban.
  • Lãnh đạo không truyền cảm hứng: Người quản lý không tạo động lực hoặc không có chiến lược phát triển nhân viên.

Giá trị cốt lõi từ văn hóa doanh nghiệp: Yếu tố quyết định sự đồng hành

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc

94% các giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hóa doanh nghiệp quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp (theo Deloitte). Tuy nhiên, chỉ 12% công ty tin rằng họ thực sự có một văn hóa mạnh mẽ.

Các rủi ro từ phía nhân viên khi văn hóa doanh nghiệp yếu hoặc chưa thật sự nổi bật:

Nhân viên mất động lực, không thể hiện sự cam kết gắn bó dài hạn. Nhân viên khó cân bằng công việc – cuộc sống. Dễ rời bỏ công ty, đặc biệt sau các kỳ nghỉ dài.

Khi văn hóa doanh nghiệp không hỗ trợ sự phát triển cá nhân, kéo theo sự cân bằng công việc – cuộc sống bị giảm sút, nhân viên sẽ dễ dàng nản lòng và dẫn đến quyết định nghỉ việc.

Chiến lược nhân sự về văn hóa: Top các giải pháp giữ chân nhân viên sau Tết

Chú trọng văn hóa công nhận: Ghi nhận sự nỗ lực và tưởng thưởng công bằng

Không ít nhân viên rời bỏ công ty vì họ cảm thấy không được đánh giá đúng mức. 70% nhân viên cho biết họ sẽ ở lại lâu hơn nếu được công nhận nhiều hơn (theo Gallup, 2022).

HR và doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế ghi nhận, không chỉ qua tiền lương mà còn qua các hình thức như:

  • Thưởng thành tích cá nhân/team sau Tết để tạo động lực.
  • Công khai vinh danh những cá nhân có đóng góp xuất sắc.
  • Xây dựng văn hóa phản hồi thường xuyên giữa quản lý và nhân viên.

Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân sự

Cung cấp các chương trình đào tạo, lộ trình thăng tiến rõ ràng và cơ hội phát triển nghề nghiệp giúp nhân viên cảm thấy được đầu tư và có động lực gắn bó lâu dài với công ty.

Chiến lược X3 từ môi trường làm việc: Tích cực, linh hoạt và cân bằng

Sau Tết, nhiều nhân viên mong muốn có sự linh hoạt hơn trong công việc. Môi trường làm việc tích cực giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, được tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo.

Một số giải pháp HR có thể áp dụng:

  • Chính sách làm việc hybrid hoặc remote cho các vị trí phù hợp.
  • Giờ làm việc linh hoạt, giúp nhân viên cân bằng cuộc sống cá nhân.
  • Hỗ trợ sức khỏe tinh thần như ngày nghỉ bổ sung hoặc hoạt động team-building.

Củng cố giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển nhân sự

Nhân viên sẽ gắn bó với doanh nghiệp nếu họ thấy được con đường phát triển sự nghiệp rõ ràng.

Để xây dựng giá trị cốt lõi mạnh mẽ, doanh nghiệp có sự thay đổi tích cực, cụ thể như sau:

  • Xác định rõ các giá trị cốt lõi: Lãnh đạo cần thảo luận và xác định những giá trị quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.
  • Truyền tải hiệu quả: Sử dụng các kênh truyền thông nội bộ, đào tạo và các hoạt động gắn kết để nhân viên hiểu và áp dụng giá trị cốt lõi.
  • Thực thi nhất quán: Lãnh đạo và quản lý cần làm gương trong việc thực hiện các giá trị này, tạo niềm tin cho nhân viên.

Ví dụ thực tế:

  • Lộ trình thăng tiến minh bạch và đào tạo nội bộ liên tục.
  • Văn hóa học tập và phát triển, giúp nhân viên nâng cao kỹ năng.
  • Định hướng giá trị cốt lõi rõ ràng, tạo động lực làm việc lâu dài.

Khi giá trị cốt lõi thấm nhuần, nhân viên sẽ cảm thấy tự hào và có động lực làm việc, giảm thiểu ý định nghỉ việc sau Tết.

>>> Xem thêm:

Tập trung vào trải nghiệm nhân viên (Employee Experience)

Trải nghiệm nhân viên tích cực giúp gia tăng sự gắn bó và trung thành.

Các doanh nghiệp cần có kế hoạch tập trung:

  • Xây dựng văn hóa trong tổ chức – nhân sự là nhân tố cốt lõi.
  • Áp dụng công nghệ HRTech để đo lường mức độ hài lòng và nhu cầu của nhân viên.
  • Tạo các chương trình nội bộ về thu thập phản hồi, lắng nghe ý kiến – nơi lãnh đạo, các quản lý cấp cao có thể đối thoại tích cực với nhân viên.

Tân tiến tuyển dụng: Giải pháp Headhunt đột phá giúp tối ưu chiến lược nhân sự sau Tết

Dịch vụ Headhunt từ freeC mang đến giải pháp và quy trình tuyển dụng toàn diện, giúp tối ưu thời gian tuyển dụng lên đến 40%.

  • Dự phòng & tối ưu chiến lược nhân sự với Talent Pool 600.000 ứng viên senior, cam kết gửi CV chất lượng chỉ trong 24-36 giờ.
  • Tư vấn chiến lược tìm kiếm chuyên sâu bởi đội ngũ chuyên môn 60+ chuyên gia tư vấn, mạng lưới 2.000 freelance, giúp hạn chế chi phí ẩn và cải thiện chất lượng tuyển dụng.
  • Xây dựng chiến lược giữ chân phù hợp: Tối ưu đãi ngộ, lộ trình phát triển, văn hóa công ty.

Hãy để freeC Asia đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình nâng cấp chiến lược nhân sự 2025. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!



source https://blog.freec.asia/van-hoa-doanh-nghiep-nam-cham-giu-chan-nhan-tai/

Comments

Popular posts from this blog

Cẩm nang 16 chỉ số KPI tuyển dụng tối ưu cho HR

Bạn đang bị quá tải bởi dữ liệu tuyển dụng, không chắc chắn số liệu nào thực sự thúc đẩy thành công tuyển dụng cho tổ chức của mình? Nhiều công ty theo dõi rất nhiều chỉ số nhưng thường bỏ lỡ bước quan trọng nhất: chuyển đổi chúng thành chiến lược KPI tuyển dụng. Bài viết này từ để freeC  sẽ giúp bạn làm rõ sự khác biệt quan trọng giữa các khái niệm này, hướng dẫn bạn cách tận dụng các chỉ số tuyển dụng có ý nghĩa để tối ưu hóa quy trình thu hút nhân tài và cải thiện kết quả tuyển dụng một cách rõ ràng.  Sự khác biệt giữa KPI tuyển dụng và Chỉ số tuyển dụng là gì? Chúng ta đã nhắc đến hai thuật ngữ “Recruitment KPIs” – KPI Tuyển dụng  và “Recruitment Metrics” – Chỉ số Tuyển dụng .  Nhưng chính xác thì sự khác biệt giữa hai khái niệm thường bị nhầm lẫn này là gì? Và tại sao việc hiểu rõ sự khác biệt này lại rất quan trọng để xây dựng một chức năng tuyển dụng hiệu quả? Chỉ số Tuyển số – Recruitment Metrics là gì? Recruitment Metrics là những số đo định lư...

Ứng tuyển liền tay – Nhận ngay quà công nghệ

Cơ hội trúng những giải thưởng siêu hấp dẫn: ️Giải 1 : Tai nghe không dây Apple Airpod 3 ️ Giải 2 : Máy chụp ảnh lấy liền Fuji ️Giải 3 : Máy massage mắt thông minh Nếu bạn là các ứng viên đang muốn tìm việc trong các lĩnh vực Marketing, HR, IT, Design, Sales, Kế toán/Tài chính, nhanh tay ứng tuyển các vị trí đang tuyển dụng tại website freeC để có cơ hội trúng ngay giải thưởng hấp dẫn. Bạn có thể ứng tuyển nhiều công việc để gia tăng cơ hội trúng thưởng. Xem danh sách công việc và nộp đơn TẠI ĐÂY Thời gian nhận đơn ứng tuyển: 15/2/2022 đến 30/3/2022 Năm con Hổ, bùng nổ cùng freeC . Hãy tận dụng cơ hội này để vừa trúng tuyển lại vừa trúng thưởng. Nhanh tay ứng tuyển nhé! Bài viết Ứng tuyển liền tay – Nhận ngay quà công nghệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog . source https://blog.freec.asia/ung-tuyen-lien-tay-nhan-qua-freec/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=ung-tuyen-lien-tay-nhan-qua-freec

Tuyển chuẩn, “săn” chất với 17 kỹ năng tuyển dụng đỉnh cao

Vai trò của một nhà tuyển dụng (recruiter) không chỉ dừng lại ở việc tìm ứng viên, họ còn được biết đến là những nhân sự tài năng, sở hữu mọi tố chất cả về năng lực, tư duy nghề nghiệp và đặc biệt nhất là các kỹ năng tuyển dụng (recruiting skills). Trong bài viết hôm nay, cùng  freeC Asia tìm hiểu về 17 kỹ năng tuyển dụng quan trọng giúp các nhà tuyển dụng tự tin và bản lĩnh hơn trên hành trình tuyển chọn, “săn” chất các ứng viên tiềm năng nhất! Nhóm kỹ năng tuyển dụng về chuyên môn 1. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng Phỏng vấn không chỉ đơn thuần là việc đặt câu hỏi và ghi chép câu trả lời. Một nhà tuyển dụng giỏi cần tạo ra môi trường thoải mái để ứng viên thể hiện hết tiềm năng. Đồng thời, thu thập đủ thông tin để đánh giá mức độ phù hợp của họ. Việc xây dựng mối quan hệ tốt trong buổi phỏng vấn giúp ứng viên cảm thấy thoải mái, từ đó đưa ra những câu trả lời chân thực hơn. Bất kể là phỏng vấn hành vi, đánh giá kỹ thuật hay phỏng vấn nhóm, câu hỏi cần được thiết kế phù hợp...